Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Lỗi HTTP Error 500 là gì? Cách khắc phục lỗi HTTP Error 500 đơn giản

Xin chào mọi người, trong tháng 10 vừa rồi bộ phận em đã gặp tình trạng lỗi HTTP Error 500, sau khi tìm hiểu thì em muốn gửi tới cả nhà một số thông tin và các khắc phục lỗi này như sau ạ !

Khi truy cập vào một trang web bằng điện thoại hay máy tính, có đôi khi bạn sẽ gặp lỗi trang web hiện không thể truy cập do lỗi HTTP Error 500. Vậy lỗi này là gì? Bài viết này sẽ thông tin đến bạn về các nguyên nhân gây nên lỗi này cũng như một số cách giúp bạn khắc phục.

1. Lỗi HTTP Error 500 là gì?

Nếu đang truy cập vào một trang web, bỗng dưng bạn gặp thông báo HTTP Error 500 có nghĩa rằng của trang web bạn truy cập đang gặp sự cố. Ngoài ra, tuỳ vào thiết kế của từng web mà lỗi này cũng được hiển thị dưới những dạng khác nhau như:

– 500 Internal Server Error

– HTTP 500

– Internal Server Error

– Temporary Error (500)

– Internal Server Error

– HTTP 500 Internal Error

– 500 Error

– HTTP Error 500

– 500. That’s an error

Lỗi HTTP Error 500

Thêm vào đó, một số trang web sử dụng phần mềm Microsoft IIS thì có thể hiển thị lỗi cụ thể hơn như sau:

Đây là một lỗi xảy ra tạm thời, do máy chủ của trang web mà chúng ta truy cập bị gặp sự cố. Lỗi này có thể là do các nguyên nhân như: Quá nhiều người truy cập một lúc, lỗi file .htaccess, server không xác định được vấn đề chính xác là gì hay do xung đột Plugin, phần mềm máy chủ trang web (PHP, Apache,…) đã có lỗi hoặc bộ nhớ PHP bị giới hạn. Ngoài ra, lỗi này có thể xuất hiện trên trình duyệt web trên cả điện thoại và máy tính.

2. Cách khắc phục lỗi HTTP Error 500 đối với người dùng

– Tải lại trang web

Để khắc phục lỗi này, đầu tiên bạn có thể thử tải lại trang web bằng cách nhấn Ctrl + R (đối với máy Windows) và Command + R (đối với máy Mac) hoặc nhấn phím F5.

– Xóa bộ nhớ đệm của trình duyệt web

Ngoài ra, bạn có thể thử cách xoá bộ nhớ đệm của trình duyệt web đang sử dụng. Hướng dẫn dưới đây sẽ thông tin đến bạn cách xoá bộ nhớ đệm của Chrome.

+ Bước 1: Ở trên cùng bên phải của Chrome, bạn click vào biểu tượng dấu 3 chấm > Chọn More Tools (Công cụ khác) > Chọn Clear Browsing Data… (Xóa dữ liệu duyệt…).

+ Bước 2: Tại mục Time range (Phạm vi thời gian), bạn tùy chọn khoảng thời gian muốn xóa > Tích chọn ô Browsing history (Lịch sử duyệt web) và Cached images and files (Tệp và hình ảnh được lưu trong bộ nhớ đệm) > Nhấn chọn Clear data (Xoá dữ liệu) để hoàn tất.

– Xóa cookies của trình duyệt web

Ngoài việc xoá bộ nhớ đệm, bạn cũng có thể xoá luôn cả cookies của trình duyệt web bằng cách thực hiện như hướng dẫn sau:

+ Bước 1: Ở trên cùng bên phải của Chrome, bạn click vào biểu tượng dấu 3 chấm > Chọn More Tools (Công cụ khác) > Chọn Clear Browsing Data… (Xóa dữ liệu duyệt…).

+ Bước 2: Tại mục Time range (Phạm vi thời gian), bạn tùy chọn khoảng thời gian muốn xóa > Tích chọn ô Cookies and other site data (Cookies và các dữ liệu khác của trang web) > Nhấn Clear data (Xoá dữ liệu).

Bạn cũng có thể tích cả ba ô như hình dưới đây để xóa lịch sửcookies và bộ nhớ đệm.

– Quay lại trang web sau

Nếu không muốn xoá dữ liệu, bạn có thể quay lại trang web lúc khác vì lỗi này chỉ xảy ra tạm thời, bạn có thể chờ lập trình viên của trang web khắc phục lỗi hoặc số người truy cập đồng thời giảm rồi có thể vào lại trang web.

– Liên hệ trực tiếp với quản trị viên web

Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp với quản trị viên của trang web để thông báo về tình trạng này và có được sự hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng.

Bạn có thể liên hệ với quản trị viên trang web

3. Cách khắc phục lỗi HTTP Error 500 đối với quản trị viên web

– Lỗi thiết lập sai quyền cho file, thư mục

Nguyên nhân xảy ra lỗi HTTP Error 500 có thể do bạn thiết lập sai quyền cho phép các file hoặc thư mục trên máy chủ. Để khắc phục, bạn có thể xem lỗi hiển thị trên URL và xác nhận lại quyền cho phép các file và thư mục.

Bạn có thể khắc phục bằng cách xác nhận lại quyền cho phép các file và thư mục

– Lỗi PHP Server Time Out

Lỗi PHP Server Time Out thường xảy ra trên server Linux hoặc Unix chạy PHP khi có một lỗi trên PHP lib/package và server không thể đọc được file PHP. Ngoài ra, nếu lỗi PHP Server Time Out xảy ra là do server quá tải, lượng truy cập quá nhiều thì bạn không thể điều chỉnh được.

– Lỗi file .htaccess

Nếu file .htaccess trên server của bạn bị lỗi hoặc chứa nhiều mã code lỗi sẽ gây ra lỗi HTTP Error 500. Để khắc phục lỗi này, bạn nên đảm bảo không có bất kỳ một lỗi nào trên file .htaccess.

Để xác minh nguyên nhân lỗi HTTP Error 500 có phải là do file .htaccess gây nên hay không, bạn có thể xóa hoặc di chuyển file sau đó tiến hành tải lại trang web một lần nữa. Nếu lỗi HTTP Error 500 không xuất hiện, nguyên nhân gây ra lỗi là do file .htaccess.