Get in touch
or send us a question?
CONTACT

10 điểm mới về hợp đồng lao động năm 2023 cần biết

Hiện nay Bộ luật lao động 2019 đã ra đời chứa những sự thay đổi, điều chỉnh các vấn đề quy định liên quan hợp đồng lao động nói chung cùng các sự điều chỉnh các điều khoản quan trọng trong hợp đồng. Đồng thời công nhận một số khái niệm mới liên quan đến vấn đề này. Dưới đây là 10 điểm mới của Bộ luật 2019 quy định về những quy định liên quan đến hợp đồng lao động.

1. Quy định cụ thể về quá trình thử việc

Đối với quy định trước đây, Bộ luật 2012 không quy định chi tiết việc thử có thuộc phạm vi của hợp đồng lao động hay không, việc này gây hoang mang cho người lao động và cả người sử dụng lao động khi bước vào quá trình thoả thuận hợp đồng lao động.

  • Đối với Bộ luật hiện hành, quá trình thử việc hoàn toàn được tính vào phạm vi của hợp đồng lao động (Theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Bộ luật lao động 2019). Trong đó, người lao động và sử dụng lao động có thể linh hoạt ký hợp đồng thử việc với nội dung tuỳ chỉnh phù hợp với quy định của pháp luật. Về hình thức không có quy định bắt buộc, người sử dụng quy định có thể tạo dựng hợp đồng thử việc trong cùng một hợp đồng lao động hoặc lựa chọn ký kết riêng thành 02 hợp đồng riêng biệt. 
  • Tuy nhiên, trường hợp này không được áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng, quá trình thử việc sẽ không được áp dụng vào hợp đồng lao động có hiệu lực dưới 01 tháng làm việc. 

Ngoài ra, Bộ luật mới đã quy định cụ thể về thời hạn tối đa được áp dụng với quá trình thử việc của người lao động. Cụ thể, về thời hạn này không được quá 180 ngày làm việc đối với người lao động đang thử việc với chức vụ quản lý doanh nghiệp. Điều này tạo sự đồng bộ giữa Bộ Luật lao động 2019 cùng với Luật Doanh Nghiệp 2020, Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2013.

2. Các trường hợp đặc biệt mà người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần thông báo trước cho người sử dụng lao động

Đặc biệt Bộ luật mới đã quy định những trường hợp người lao động có thể chủ động chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần thông báo trước với người sử dụng lao động đối với các trường hợp như sau:

  •  Người lao động không được bố trí theo đúng nội dung thoả thuận trong hợp đồng lao động bao gồm: đúng địa điểm, đúng công việc, không được bảo đảm về điều kiện khi làm việc trừ trường hợp theo Điều 29 Bộ luật lao động 2019;
  •  Người lao động không được người sử dụng lao động trả đủ lương hoặc không được trả đúng với thời hạn đã được thoả thuận, ngoại trừ trường hợp theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật;
  •  Người lao động bị người sử dụng lao động tác động vật lý, có các hành vi ngược đãi, đánh đập, có sự ngược đãi về tâm lý: lời nói, hành vi nhục mạ làm ảnh hưởng sức khoẻ, nhân phẩm cùng danh dự;
  •  Người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động, ép buộc làm thêm nhiều giờ làm việc,.. với người lao động;
  •  Người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi địa điểm, chỗ  làm việc;
  •  Người lao động là phụ nữ mang thai phải nghỉ việc theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật lao động;
  •  Người lao động là đối tượng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định về nghỉ hưu tại Điều 138 Bộ luật 2019, ngoại trừ trường hợp hai bên người sử dụng lao động và người lao động có thực hiện thêm thoả thuận khác;
  •  Người sử dụng lao động đã cung cấp thông tin không chính xác, trung thực làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng như nội dung đã được hai bên cùng thoả thuận được quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật lao động 2019.

3. Bộ luật mới ghi nhận thêm các hình thức giao kết hợp đồng phù hợp với thực tiễn hiện nay

Với sự phát triển của công nghệ tới thời điểm hiện tại, tất cả chúng ta đều có thể liên lạc, bàn bạc, ký kết hợp đồng thông qua hình thức online. Cùng với sự linh hoạt như vậy, Bộ luật hiện hành đã mở rộng thêm việc ghi nhận hình thức giao kết hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động bằng hình thức dữ liệu điện tử có giá trị tương đương với hợp đồng văn bản dưới dạng giấy tờ. Điều này đã được ghi nhận cụ thể về hình thức tại Điều 14 Bộ luật lao động 2019. Quy định mới được bổ sung, điều chỉnh vừa bắt kịp xu thế thời đại công nghệ hiện nay vừa phù hợp với quy định của Luật Giao dịch điện tử hiện hành giúp quá trình ký kết của 2 bên chủ thể diễn ra dễ dàng, thuận tiện và linh hoạt. Với quy định mới về hình thức như này, hợp đồng ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động hoàn toàn có thể ở dưới dạng như thư điện tử email, giao dịch điện tử kết hợp cùng chữ ký số, v.v.

4. Các dạng hợp động lao động được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn

Bộ luật hiện hành đã loại bỏ một vài loại hình không còn phù hợp và thay thế vào đó là quy định hình thức có dang có tính bao quát hơn. Người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng chọn lựa hơn về dang hợp đồng. Đối với Bộ luật năm 2012, Bộ luật cũ này vẫn giữ dạng hợp đồng chứa thời hạn theo mùa vụ hay theo nội dung người lao động phải thực hiện một công việc nhất định, các định dạng hợp đồng này khi áp dụng trên thực tế còn nhiều thiếu sót và lỗ hổng gây ra nhiều tranh cãi. Vì vậy, Bộ luật mới đã thay đổi về dạng hợp đồng chỉ còn 02 loại hợp đồng (Được quy định tại Điều 20 Bộ luật 2019) như sau: 

  •  Loại hợp đồng lao động xác định không thời hạn cụ thể: Người lao động và người sử dụng lao động không quy định cụ thể về thời hạn, thời điểm chấm dứt hợp đồng
  •  Loại hợp đồng lao động xác định thời hạn: Người lao động và Người sử dụng lao động cùng quy định thời gian, thời điểm chấm dứt hợp đồng cụ thể vào thời điểm nhất định và thời điểm này không vượt quá 36 tháng, tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực. 

5. Tính nhận biết về hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động

Trong quá trình giao kết các loại nội dung công việc khác nhau có các đặc điểm cơ bản như: thực hiện việc làm được trả công; tiền lương; có sự giám sát, điều hành việc thực hiện công việc từ 1 một bên  ký kết hợp đồng lao động thì đều được coi là hợp đồng lao động, dù nó ở bất cứ tên gọi nào. Điều 13 Bộ luật lao động 2019, đã quy định cụ thể về tính nhận biết cụ thể của hợp đồng lao động, thế nào là một hợp đồng lao động được pháp luật công nhận.

6. Bổ sung cụ thể về 04 TH tạm hoãn HĐLĐ

Từ ngày 01/01/2021, Bộ luật mới đã bổ sung phạm vi có thể tạm hoãn hợp đồng lao động (khoản 1 Điều 30 Bộ luật lao động 2019) trong quá trình thực hiện hợp đồng của người lao động và người sử dụng lao động. Việc tạm hoãn sẽ tạo điều kiện bảo vệ quyền và lợi ích của hai bên thực hiện hợp đồng mà không phải huỷ bỏ hợp đồng hiện tại. Trong đó, các trường hợp được bổ sung mới bao gồm:

  •  Người lao động phải thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong quá trình đang thực hiện hợp đồng;
  •  Người lao động được bổ nhiệm vào vị trí quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn điều lệ được Nhà nước nắm giữ;
  •  Người lao động được uỷ quyền để thực hiện quyền và trách nhiệm của người đại diện là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước đối với phần vốn nhà nước của doanh nghiệp;
  • Người lao động được uỷ quyền để thực hiện quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đang đầu tư tại doanh nghiệp khác. 

Những điểm mới này đã bao quát nhiều phạm vi đối với doanh nghiệp, bao gồm cả quy định với doanh nghiệp chứa vốn nhà nước và cả doanh nghiệp tư nhân. Phạm vi tạo điều kiện thuận lợi cho cả lĩnh vực thuộc hợp đồng lao đôngj nói chung và cả lĩnh vực thuộc luật doanh nghiệp nói riêng.

7. Người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do 

Quy định mới đã bổ sung thêm phạm vi, tạo điều kiện cho người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không báo trước với lý do. Tuy nhiên, người lao động cần tuân thủ với điều kiện sau:

  • Báo trước với người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày đối vớ iviệc ký kết loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Thông báo với người sử dụng lao động ít nhất 30 ngày làm việc với hợp đồng có thời hạn lao động từ 12 đến 36 tháng;
  • Người lao động biết trước 03 ngày đối với loại hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng;

8. Người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước khi nào

Không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động mà người sử dụng lao động cũng cần có quyền lợi cân bằng với bên giao kết hợp đồng còn lại. Trường hợp quy định người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước được diễn ra trong các trường hợp sau:

  •  Người lao động vi phạm hợp đồng, không có mặt tại nơi làm việc trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn việc thực hiện hợp đồng lao động;
  •  Người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng với thời gian kể từ 05 ngày làm việc trở lên;
  •  Khi người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật hiện hành.

9. Thời gian giải quyết tranh chấp và trách nhiệm của hai bên ký kết hợp đồng khi chấm dứt

Bộ luật mới quy định khoảng thời gian cho phép hai bên ký kết hợp đồng có thể thanh lý hợp đồng nhanh chóng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho hai bên đã ký kết hợp đồng lao động. Trong thời hạn tối đa là 14 ngày, tính từ ngày có sự kiện chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm và nghĩa vụ thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của các bên ký kết hợp đồng. Trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật, thời gian tối đa có thể kéo dài đến 30 ngày. 

10. Bổ sung thêm 1 số quy định thêm về quyền lợi của người lao động

Đối với thời gian làm thêm, Bộ luật lao động 2019 đã bổ sung thêm quy định cụ thể về thời gian tổ chức làm thêm đối với người lao động không được quá 40 giờ làm việc/ tháng và không vượt quá 200 giờ làm việc/ năm, ngoại trừ đối với một số trường hợp do luật định không được quá 300 giờ làm việc/năm. Đồng thời với quy định đó, người sử dụng lao động phải đáp ứng đủ các tiêu chí được quy định tại khoản 1 Điều 107 Bộ luật lao động 2019. 

Trích nguồn: https://luatminhkhue.vn/diem-moi-ve-hop-dong-lao-dong.aspx