Get in touch
or send us a question?
CONTACT

10 mẹo tìm kiếm Google thần sầu (P1)

Đã bao giờ anh em cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm Google???

Hoặc, đã nghe nói nhiều đến các mẹo tìm kiếm Google, mà vẫn chưa áp dụng được phát nào?!?

Bài note này sẽ nói về 11 mẹo tìm kiếm Google vô cùng lợi hại kèm ví dụ minh họa cho anh em dễ hình dung.

Nắm được những mẹo này, anh em sẽ dễ dàng có ngay bất cứ thông tin nào mình muốn chỉ trong vòng vài nốt nhạc. Một cách không thể nguy hiểm hơn được nữa 

Vì thực tế là có rất nhiều, rất nhiều, rất nhiều những ngành nghề, rất cần kỹ năng tìm kiếm online này. Và Business Analyst là một trong những ví dụ điển hình.

(Lưu ý bài này chỉ áp dụng cho Google Search nhé anh em).

Ô kay lét sờ gâuuuuuu!! 

CÁCH GOOGLE SEARCH HOẠT ĐỘNG

Khi anh em hiểu cách nó search, anh em mới hiểu sâu được: tại sao mình nên search như vầy, mà không nên search như kia. Từ đó anh em dễ hiểudễ nhớ, và dễ thực hành những mẹo dưới đây hơn.

Và đây là cách mà Google Search hoạt động.

1. Xác định website đang tồn tại

Khi một trang web vừa được tạo, Google sẽ không biết ngay trang web đó đang tồn tại. Mà phải cần một thời gian để Google xác định được website đó đang “sống”.

Bằng cách nào?

Google sẽ có những con Googlebot lăn lê bò trườn khắp nơi để tìm kiếm những website mới và verify những website bị lỗi (dead links). Qua đó, Google biết được website đó có đang tồn tại hay không.

Quá trình này gọi là Crawling.

2. Xác định nội dung trên website

Sau khi biết được trang đó có tồn tại, Google sẽ tìm hiểu xem: trang đó nói về gì. Bằng cách: thiết lập chỉ mục (indexing) cho trang đó.

Tức, các Googlebot sẽ thu thập nội dung các đường link, image, title, alt… của các post/ page trên website đó.

Những thông tin này được lưu trong Google Index thành một database khổng lồ.

Quá trình này gọi là Indexing (thiết lập chỉ mục).

3. Tìm kiếm kết quả

Đây là bước cuối.

Khi anh em nhập từ khóa cần tìm vào ô Google Search >> bấm Enter cái bặccccc >> Google sẽ chui vào mớ Google Index bên trên >> kết hợp với hơn 200 yếu tố cùng lúc* >> tìm kiếm >> và xếp hạng thứ tự xuất hiện kết quả trong vòng chưa tới… 1 giây.

(*theo Google Search Education).

Thường 3 bước trên là cốt lõi để anh em tác động vào việc: Google nó hiểu trang web của mình nói về cái gì. Từ đó nâng cao hiệu quả SEO. (như dùng robost.txt, xml sitemap, backlink, URLs, meta tags, keyword, vâng vâng…)

Nhưng ngược lại, ở phía người dùng cuối như anh em mình, thì việc nắm được quy trình trên cũng rất quan trọng.

Quan trọng ở chỗ, anh em biết được Google nó dựa vào đâu để tìm.

Từ đó, mình sẽ điều chỉnh sao cho: thứ mà mình nhập vào ô tìm kiếm sẽ tập trung vào cách mà Google tìm hơn.

Thông qua những mẹo dưới đây, chúng ta sẽ tác động thẳng vào câu query. Và dựa vào câu query đã được tối ưu đó, Google sẽ chui thẳng vào kho Index cần tìm, để moi ra đúng thứ chúng ta cần.

Khi đó kết quả trả ra sẽ được thu hẹp và khớp với những gì anh em cần hơn.

  • Ví dụ mình gõ [từ khóa tìm kiếm>> Google trả ra 250,000,000 kết quả (một rừng kết quả, mà chưa chắc đúng thứ mình cần).
  • Còn khi hiểu được cách Google tìm kiếm và nắm được những mẹo dưới đây, anh em sẽ tối ưu được như sau.
    Anh em gõ: [từ khóa tìm kiếm] >> Google chỉ trả ra 250 kết quả, và khớp hoàn toàn với nhu cầu anh em tìm kiếm.

Đó là mục đích sau cùng của chúng ta khi nắm những mẹo tìm kiếm Google này.

Bắt đầu nhé anh em 

*Lưu ý: từ khóa mình khi trong dấu ngoặc vuông in đậm [từ khóa] là thứ anh em sẽ gõ vào ô Google Search nhé.

CHỌN TỪ KHÓA

Đầu tiên anh em sẽ cần nhập những từ khóa tìm kiếm đúng không nào. Nghĩa là nhập câu query.

Câu query có thể là một ký tựmột từ khóamột nùi từ khóatừ khóa kèm dấu câumột câu hoặc một chuỗi ký tự phức tạp nào đó. Nói chung là rất đa dạng.

Nhưng cũng vì nó đa dạng, nên thường anh em sẽ không biết lựa từ khóa nào để tìm kiếm cho hiệu quả nhất!!!

Một cách cơ bản, để ra được kết quả tìm kiếm thì từ khóa mình query phải khớp với các nội dung mà Google đã index (như mô tả bên trên).

Tức các website muốn hiển thị ra top result thì các thành phần trong website (ví dụ: URL, title, post content, media alt…) phải chứa từ khóa mà anh em query.

Vậy note đầu tiên:

Hãy đặt mình trong ngữ cảnh của người viết ra nội dung mà mình cần tìm,

…để xem thử: họ sẽ đặt từ khóa đó như thế nào.

Ví dụ anh em cần tìm hiểu: ngành hệ thống thông tin quản lý học về cái gì đi chẳng hạn?

Anh em sẽ search câu query là: [ngành hệ thống thông tin quản lý] hay [ngành MIS].

Với 2 câu query khác nhau, chúng ta sẽ có 2 kết quả hoàn toàn khác nhau, cùng xem nhé.

Khi mình tìm kiếm bằng [ngành hệ thống thông tin quản lý], Google trả ra 82 triệu kết quả. Nhưng [ngành MIS] chỉ trả ra 173 ngàn kết quả.

Đó là điểm khác nhau đầu tiên – số lượng kết quả trả về.

Điểm thứ hai là khi mình search bằng [ngành hệ thống thông tin quản lý], top 1st page toàn là từ các trang tuyển sinh, bài viết giới thiệu ngành, nhằm quảng bá, thu hút hồ sơ ứng tuyển. 80% là từ các trường, trung tâm đào tạo. 20% còn lại từ Kenh14, Wiki và 1 blog.

Còn khi mình search bằng [ngành MIS], thì kết quả cũng có trang tuyển sinh. Nhưng có vẻ nội dung được mở rộng hơn về cơ hội nghề nghiệp, lương lậu, thậm chí còn có trang về du học thạc sĩ.

Nếu đặt mình vào ngữ cảnh của những người viết bài này, mình sẽ nghĩ: “hệ thống thông tin quản lý” là tên việt hóa đầy đủ, sơ khai và được dùng đầu tiên khi nói về ngành này (so với MIS).

Còn cụm “MIS” có vẻ được phổ cập trễ hơn so với cụm “hệ thống thông tin quản lý”, nên những bài viết có keyword này sẽ mang tính sâu hơn, rộng hơn, và có những yếu tố mang tính nước ngoài (như du học, bằng cấp cho nhân viên on-site…) chẳng hạn.

Do đó, nếu mình là newbie chưa tìm hiểu gì về ngành này, mình sẽ chọn cụm [ngành hệ thống thông tin quản lý] để search.

Ngược lại, nếu mình đã hiểu sơ bộ rồi, và muốn tìm hiểu về định hướng nghề nghiệp và cơ hội học tiếp cao học, mình sẽ search bằng cụm [ngành MIS].

That’s all 

(Anh em có thể xem thêm trang 2, trang 3 tiếp theo… để tăng tính thuyết phục nhé).

Nhưng nếu anh em vẫn còn khó hình dung, mình có note thứ hai dành cho anh em, có thể giúp chúng ta chọn từ khóa hiệu quả hơn.

Đó là: 5 lưu ý khi gõ từ khóa tìm kiếm Google.

*Note nhỏ: đọc tới đây, bật ngay Google Search để thử liền cho nóng nhé (nhớ thoát gmail để trải nghiệm được chính xác nhất).

#1  Thứ tự xuất hiện từ khóa khác nhau sẽ cho ra các kết quả khác nhau.

Ví dụ: kết quả tìm kiếm [chelsea victory] sẽ khác với [victory chelsea].

#2  Viết thường hay viết hoa không quan trọng.

Ví dụ: kết quả tìm kiếm [Top BuSINess aNAlySt boOkS] sẽ giống i chang [top business analyst bookshay [TOP BUSINESS ANALYST BOOKS].

#3  Có một vài ký tự đặc biệt (¶, £, €, ©, ®, ÷, §, %, (), @, ?, !) mà Google chưa phân biệt được.

Ví dụ: kết quả tìm kiếm [% premier league players under 20sẽ y hệt [premier league players under 20]. Tương tự với những ký tự còn lại.

#4  Không cần quan tâm chuyện chính tả.

Ai cũng biết Google sữa lỗi đánh máy sai hoặc chính tả sai rất khủng.

Nên, khi search từ khóa tiếng Anh, anh em không cần quan tâm đến việc mình ghi chính tả có đúng hay không, hoặc có bị sai cấu trúc ngữ pháp hay không.

#5  Nhưng nhớ chú ý đến mạo từ đứng đầu câu.

Ví dụ: kết quả tìm kiếm cho [who][a who], và [the who] sẽ khác nhau hoàn toàn. Thử seach xem sao nhé.

Ô kê, vậy coi như chúng ta đã nắm được:

  • Cách Google Search hoạt động
  • Và 5 lưu ý khi gõ từ khóa tìm kiếm Google.

Nãy giờ là nhậu laiii raiiii thôi, giờ mới tới món chính 

Mẹo 1: Định nghĩa nhanh

Ví dụ có trường hợp khách hàng gửi cho anh em tài liệu để ngâm cứu trước. Đọc tài liệu sẽ không khó để anh em… thấy một nùi rối rắm phía trước.

Đặc biệt càng rối rắm hơn nữa nếu khách hàng đến từ một Industry hoàn toàn mới lạ với mình.

Những lúc này, Google Search là đồng bọn thân cận không thể thiếu.

Như mình từng gặp: đọc tài liệu khách hàng gửi ô kê hết từ đầu đến cuối, nhưng ngay đoạn kết thì vướng phải một từ lạ hoắc.

Cái mình cần là search nhanh từ “BOMBA License” này nghĩa là gì. Thay vì search bằng [what is bomba license] thì mình sẽ search bằng [define bomba license].

Điểm khác biệt khi mình search bằng cách này, là vị trí đầu tiên sẽ trả ra kết quả mang tính: định-nghĩa-chuẩn từ khóa cần tìm. Hơn là các trang web không chính thống nói về khái niệm đó.

Top 1 kết quả của [what is bomba licensesẽ cho anh em kết quả từ thesundaily.my bằng tiếng…Malaysia, và kết quả từ AITO Firework – một đơn vị cung cấp dịch vụ chữa cháy.

Còn top 1 kết quả của [define bomba license] sẽ cho anh em kết quả từ Wikipedia.

Rõ ràng kết quả từ Wiki sẽ đầy đủ và chi tiết hơn. Chưa kể, snippet ngoài kết quả tìm kiếm cũng cho anh em một số định nghĩa sơ sơ về khái niệm này. Mà chưa cần nhấp vào link anh em cũng đã nắm được ý chính.

Lợi hại chứ hả anh em.

Ngoài ra, việc search theo [define keyword] cũng giúp anh em định nghĩa nhanh bất kỳ từ tiếng anh nào, mà không cần mở từ điển. Ví dụ.

Mẹo 2: Tìm từ trang cụ thể

Đây là mẹo giúp anh em tìm nhanh kết quả từ một số trang cụ thể – bất kỳ.

Nghĩa là sao?

Ví dụ anh em đọc các notes của mình, có nhớ mại mại là mình có nhắc đến cụm “usability” trong bài notes nào đó không nhớ rõ lắm. Lâu ngày để đó, không đụng tới, quên hết trơn hết trọi.

Nhưng nay tự nhiên cần đến cụm này, mà quên béng mất nó nghĩa là gì?!?

Dễ ẹc!

Anh em chỉ cần lên Google, và gõ như sau: [usability site:thinhnotes.com]. 

Như anh em thấy, Google chỉ trả ra 2 kết quả từ trang Thinhnotes.com với từ khóa “usability” cần tìm kiếm.

Điều này giúp anh em giới hạn phạm vi tìm kiếm, và kết quả trả ra đến đúng từ trang mình cần tìm.

Thực tế thì sẽ có rất nhiều trường hợp anh em cần dùng mẹo này.

Ví dụ sáng sớm đọc được bài báo nói về cháy rừng Amazon rất hay bên zing. Chiều anh em muốn tìm lại thì chỉ việc gõ [cháy rừng site:zing.vn] là ra ngay.

(Giả sử lịch sử trình duyệt hôm đó dày đặt, khó để tìm lại, hoặc đang dùng trình duyệt ẩn nhé anh em).

Vì có rất nhiều bài báo đang viết về đề tài này. Nên nếu anh em chỉ search [cháy rừng] thì kết quả nhận được sẽ đến từ rất nhiều nguồn. Anh em lại phải tốn thời gian đi tìm ra bài lúc sáng mình đọc từ Zing.

Hoặc nếu chỉ search [cháy rừng zing], thì kết quả trả ra cũng rất tạp nham.

Như mình giải thích cách Google Search hoạt động, thì Search Engine nó lấy từng từ khóa (“cháy”, “rừng”, “zing”) đi tìm trong kho Index, và trả ra bất kỳ kết quả nào có chứa từ khóa đó.

Trường hợp này từ khóa “Zing” có mặt ở thẻ ảnh, và link trích dẫn nên Google vẫn trả ra kết quả thuộc top 3, 4, 5 là các trang không phải news.zing.vn.

Hoặc quay lại ví dụ trên của mình. Anh em muốn tìm tất cả các bài viết của chính phủ Malaysia nói về BOMBA License đi chẳng hạn.

Trong vòng 3 nốt nhạc, anh em có thể search bằng cú pháp: [bomba license site:.gov.my

[https://thinhnotes.com/chuyen-nghe-ba/10-meo-tim-kiem-google-than-sau-p1/]