Trainer chỉ sở hữu 60 giây đầu tiên sẽ quyết định việc liệu có thu hút, gây ấn tượng với Học viên, gia tăng uy tín, giới thiệu đề tài và truyền cảm hứng thành công hay không. 60 Giây này rất quan trọng và Trainer cần tận dụng một cách thông minh. Bây giờ, chúng ta đến với 03 tiêu chí mở đầu thu hút:
TIÊU CHÍ 1: Quét mắt
Mục đích: Kết nối với cả lớp.
Cách làm: Điều chỉnh cơ mặt tươi cười và thực sự quan tâm đến Học viên.
Lưu ý: Không nhìn một người quá lâu mà cần quét đều cho tất cả.
TIÊU CHÍ 2: Thu hút sự chú ý (chọn 1 trong 10 kỹ thuật thu hút sự chú ý)
Mục đích: Toàn bộ Học viên chú ý đến Trainer.
Cách làm: Trích dẫn câu nói nổi tiếng, đưa số liệu, tổ chức hoạt động đào tạo gây sốc…
Lưu ý: không kéo dài quá 2 phút.
TIÊU CHÍ 3: Giới thiệu bản thân và chương trình
Mục đích: Phổ biến đề tài và giới thiệu bản thân
Cách làm: “Chào mừng các Anh/Chị đến với… Tôi tên là…/ tôi có…năm kinh nghiệm/ tôi rất hào hứng…/ tôi sẽ chia sẻ… Tôi sẽ mang đến cho Anh/Chị… Anh/Chị sẽ học được… Theo các Anh/Chị chúng ta nên và không nên làm gì để khóa học đạt hiệu quả?”.
Lưu ý: Cần thực sự tự tin vào khả năng của bản thân.
Trình bày, dẫn giảng nội dung lôi cuốn và thuyết phục
Trainer cần đáp ứng 02 tiêu chí trình bày, dẫn giảng lôi cuốn, thuyết phục như sau:
TIÊU CHÍ 4: Đặt câu hỏi tương tác
Mục đích: Học viên tập trung
Cách làm: “Ai trong số các Anh/Chị muốn biết… Các Anh/Chị đã rõ những gì tôi vừa chia sẻ? Nếu rõ thì… Và bây giờ chúng ta đến với nội dung tiếp theo/ Vừa rồi chúng ta đã biết được ABC và bây giờ chúng ta sang phần D”
Lưu ý: Nhịp điệu cơ thể và tông giọng cần linh hoạt theo từng nội dung To-Nhỏ-Nhanh-Chậm.
TIÊU CHÍ 5: Thay đổi trạng thái
Mục đích: Không gây hiệu ứng nhàm chán trong thời gian dài.
Cách làm: “Nếu đồng ý thì…vỗ tay/vỗ vai người bên cạnh…./đứng lên… Theo các Anh/Chị thì thế nào? Kết quả ra sao…”
Lưu ý: Đưa ra những hướng dẫn rõ ràng và ngắn gọn.
Triển khai và điều phối các hoạt động trong lớp
Một số thứ Trainer cần làm khi triển khai và điều phối hoạt động trong lớp như: Giúp Học viên tưởng mình thông minh hơn Trainer; Hỗ trợ để bất kỳ ai cũng là lãnh đạo; Yêu cầu Học viên động não tìm giải pháp; Đối xử bình đẳng với tất cả như thể thành viên trong gia đình.
Khi đã làm được các thứ này thành công thì chúng ta đến với 02 tiêu chí đánh giá kỹ năng đào tạo triển khai và điều phối hoạt động trong lớp:
TIÊU CHÍ 6: Thông báo mạch lạc
Mục đích: Học viên hiểu rõ những gì sắp diễn ra
Cách làm: “Để…chúng ta sẽ đến với hoạt động sau đây… Hoạt động như sau… Các bạn đã sẵn sàng chưa…bắt đầu!”
Lưu ý: Kiểm soát năng lượng của Học viên và hỗ trợ không để ai “lạc loài”.
TIÊU CHÍ 7: Hỏi cảm nhận và phân tích kết quả
Mục đích: Giúp Học viên ghi nhớ và có kế hoạch hành động.
Cách làm: “Anh/Chị cảm thấy thế nào?…hiệu quả/chưa hiệu quả… Bài học mà Anh/Chị rút ra từ hoạt động này là gì?”
Lưu ý: Nếu Học viên không đưa ra được ý tưởng (im lặng) thì Trainer cần cung cấp ngay thông tin dựa trên kinh nghiệm cá nhân.
Làm chủ tình huống với Q&A
Ý nghĩa thực sự của Q&A là giúp Học viên tập trung hơn từ đầu chương trình để tìm kiếm câu hỏi sẽ đặt ra cho Trainer. Ngoài ra, chất lượng câu hỏi cũng sẽ cho Trainer biết hiệu quả tiếp thu kiến thức của Học viên. Thêm nữa, Học viên lại có cơ hội để tìm kiếm nhiều hơn thông tin hữu ích liên quan trực tiếp đến công việc.
Tuy nhiên, không ít Trainer gặp tình huống “khó xử” khi chưa biết cách điều phối và kiểm soát phần Q&A thành ra hình ảnh trở nên kém chuyên nghiệp. Trong khóa Train The Trainer 3+, chúng tôi có các công cụ đã được kiểm chứng để Trainer kiểm soát 100% tình huống “khó đỡ” từ Q&A.
Và giờ chúng ta cùng điểm qua 02 tiêu chí đánh giá kỹ năng đào tạo – Làm chủ tình huống với Q&A:
TIÊU CHÍ 8: Thông báo
Mục đích: Học viên hiểu phạm vi và giới hạn của Q&A.
Cách làm: “Bây giờ chúng ta đến với phần Q&A… Chúng ta có 20’ cho phần này và…”
Lưu ý: Trainer nên tỏ ra “quyền lực” trong phần này để Học viên thực sự cẩn thận khi đưa ra câu hỏi.
TIÊU CHÍ 9: Kiêu gọi
Mục đích: Khuyến khích tất cả đều chủ động đặt câu hỏi.
Cách làm: “Ai có câu hỏi đầu tiên… Ai có câu hỏi tiếp theo… Ai có câu hỏi cuối cùng?”
Lưu ý: Trainer hãy tỏ ra tự tin 100% (dù thực sự không phải vậy).
Kết thúc
Sẽ không quá “thiên vị” nếu như nói rằng: Toàn bộ những điều tốt đẹp Trainer nên đưa hết vào phần Kết thúc. Vai trò của phần Kết thúc là truyền cảm hứng cho Học viên và lặp lại các thông điệp quan trọng. Chúng ta hãy đến với 03 tiêu chí để đánh giá khả năng Kết thúc của Trainer:
TIÊU CHÍ 10: Tóm tắt nội dung chính
Mục đích: Giúp Học viên tổng kết lại toàn bộ thông điệp vừa được tiếp nhận.
Cách làm: “Tóm lại, vừa rồi chúng ta đã học… Trước tiên… Tiếp theo…”
Lưu ý: Trainer nên yêu cầu Học viên viết xuống giấy những điểm chính vừa được tổng kết.
TIÊU CHÍ 11: Cam kết
Mục đích: Gợi ý cho Học viên cách sử dụng các kiến thức vừa tiếp thu vào công việc thực tế.
Cách làm: “Với kiến thức/giá trị vừa nhận được, bạn cần áp dụng vào…”
Lưu ý: Hãy yêu cầu Học viên viết ra kế hoạch hành động.
TIÊU CHÍ 12: Cảm ơn lần cuối
Mục đích: Bày tỏ sự chân thành.
Cách làm: “Một lần nữa xin cảm ơn!”
Lưu ý: Hãy cúi đầu chào và thực sự biết ơn.
Phân bổ thời gian hợp lý
TIÊU CHÍ 13: Phân bổ thời gian hợp lý
Mục đích: Phân bổ thời gian trong đào tạo đòi hỏi kỹ năng lên kế hoạch, kiểm soát hoàn hảo năng lượng và hành động của bản thân lẫn Học viên. Một Kế hoạch bài giảng (Lesson Plan) rất cần thiết nếu Trainer muốn mọi thứ diễn ra với ít rủi ro nhất. Trong lớp Train The Trainer 3+, Giảng viên chắc chắn sẽ có được công thức để soạn Kế hoạch bài giảng chuyên nghiệp cho bất kỳ chủ đề nào.
Cách làm: Lập ra kế hoạch triển khai và kiểm soát: Thời gian dành cho việc khuyến khích học viên tự suy ngẫm; các hoạt động đào tạo; phần mở đầu; phần kết thúc.
Lưu ý: Năng lượng của Trainer không được phép tụt xuống 99% trong bất kỳ tình huống và thời điểm nào xuyên suốt khóa đào tạo.
Với 13 Tiêu chí này, hi vọng bạn sẽ có được khung tiêu chuẩn để đánh giá kỹ năng đào tạo của một Trainer nội bộ.
You need to login in order to like this post: click here