Vậy bạn phải làm gì để có được cuộc sống như vậy? Có một thủ thuật đơn giản giúp người đi làm tự quản lý cuộc sống của mình để có được sự “Work-Life Balance” theo cách riêng của mình.
1. Tìm điểm cân xứng.
Không có quy tắc chính xác nào về “Work-Life Balance”. Và không nhất thiết hai bên luôn ngang bằng nhau,vì nó còn phải phụ thuộc vào nhu cầu của chúng ta nữa. Nếu một người muốn dành 60% công việc và 40% còn lại dành cho hoạt động cá nhân người, thì cũng không có gì là sai.Mọi người đều có thể tìm thấy điểm cân xứng của riêng mình. Và sự cân xứng hôm nay có thể không giống với sự cân xứng trong tương lai. Bởi vì khi chúng ta lớn lên và phát triển, vị trí công việc và trách nhiệm có thể tăng theo. Thời gian còn lại sau giờ làm việc phụ thuộc vào những ưu tiên của chúng ta trong nhiều vấn đề khác nhau.
Chúng ta phải tập trung vào những gì chúng ta muốn. Chúng ta có thể tự hỏi liệu phương pháp “Work-Life Balance” mà chúng ta đang theo đuổi có ổn không. Mình có vui khi làm điều đó không? Đừng tự nhủ rằng “Người khác có thể làm được, tôi phải làm điều đó” bởi vì sự cân bằng của mỗi người là khác nhau. Và quan trọng nhất, đừng để người khác bảo bạn nên hay không nên làm gì.
2. Hãy vạch ra ranh giới rõ ràng giữa công việc và gia đình.
Điều mà nhiều người đi làm thường gặp phải là chúng ta lo lắng về những vấn đề liên quan đến gia đình khi đi làm hoặc nghĩ về công việc khi đang ở bên gia đình. Chúng ta nên tách biệt rõ ràng những việc cần làm ở nơi làm việc và ở nhà. Hãy chú ý đến công việc của bạn khi bạn đang ở nơi làm việc. Và hãy dành toàn bộ thời gian cho bản thân và gia đình khi công việc kết thúc. Đặc biệt khi nhiều người bắt đầu làm việc tại nhà(Work from Home) , ranh giới giữa “làm việc tại nhà” và “làm việc nhà” có thể trở nên mờ nhạt.
Với những người phải làm việc “Work from Home”, việc sắp xếp chỗ ngồi và bàn làm việc đúng góc độ sẽ khiến não bộ chúng ta dần nhận ra việc nếu ngồi trên bàn này sẽ bật chế độ làm việc. Điều này sẽ khiến chúng ta tập trung hơn. Có một vài mẹo khi làm việc tại nhà là chúng ta có thể đặt bàn làm việc ở góc yêu thích của mình, góc cạnh cửa sổ hoặc góc ban công, để khi làm việc mệt mỏi, bạn có thể nhìn ra ngoài để cho mắt nghỉ ngơi.
3. Biết yêu cầu giúp đỡ và biết nói lời từ chối.
Một điều bình thường trong công việc mà chúng ta gặp là nhận được sự nhờ vả từ đồng nghiệp giúp họ giải quyết một số công việc. Không có gì sai khi yêu cầu giúp đỡ. Và cũng không có gì sai nếu chúng ta từ chối. Nhưng sự từ chối ở đây không có nghĩa là chúng ta phải luôn từ chối mọi yêu cầu đến với mình.Mà là sự từ chối những gì không thể làm được., hoặc nếu làm vậy sẽ ảnh hưởng tới những vấn đề khác. Chẳng hạn như từ chối công việc vượt quá xa trách nhiệm của bạn, hoặc nói không khi ai đó mời bạn đi nhậu nhẹt. Tuy nhiên, chúng ta không nên sử dụng lời nói hung hăng, hoặc dùng những từ ngữ không hay để từ chối.
Đồng thời, việc nhờ người khác giúp đỡ trong những việc mà chúng ta thực sự không thể làm được sẽ giúp chúng ta giảm bớt áp lực trong công việc. Đôi khi chúng ta cần ngừng giữ tất cả công việc và vấn đề cho riêng mình. Công khai vấn đề bằng cách nói chuyện với ai đó như sếp hoặc đồng nghiệp của bạn để có thể giúp giải quyết vấn đề tồn tại lâu nay dễ dàng hơn.
4. Cố gắng đừng lúc nào cũng nghĩ về công việc.
Khi chúng ta phải hoàn thành một công việc nào đó, nếu chúng ta đã làm việc hết sức mình và đã bàn giao nó cho người khác, việc xem đi xem lại hoặc mãi suy nghĩ công việc đó có thể khiến não của chúng ta phải làm việc vất vả mọi lúc. Đến độ có thể gây mất ngủ hoặc thậm chí có người còn mơ về công việc của mình. Bởi vì bộ não cứ nghĩ về các vấn đề công việc và tự đặt câu hỏi “Công việc hôm nay chúng ta làm đã đúng chưa?” “Có dự án nào để làm vào ngày mai không?” khiến cho công việc đan xen với thời gian trong cuộc sống hằng ngày từ lúc ngủ cho đến tỉnh. Thực tế, đôi khi chúng ta không cần phải làm mọi việc một cách hoàn hảo, chỉ cần cố gắng hết sức là đủ.
5. Làm những điều khiến bạn hạnh phúc.
Nhiều khi chúng ta thường nghe nói người lao động phải luôn làm việc hiệu quả hoặc phải học hỏi không ngừng. Đến mức khiến nhiều người cảm thấy tội lỗi khi dành thời gian làm việc mình thích. Nhưng sự thật là không có gì là lãng phí trong mọi việc chúng ta làm. Vì kết quả khi chúng ta làm điều mình thích, nó sẽ giúp chúng ta bổ sung thêm năng lượng để sử dụng cho công việc tiếp theo. Hãy thử cho bản thân thời gian để làm điều gì đó mà bạn thích và hứng thú mà không cần phải giới hạn thời gian hoặc danh sách việc cần làm, chẳng hạn như ra ngoài ăn tối, đọc sách, xem phim hay nằm nằm dài trên sofa và cả việc ngưng các liên lạc không cần thiết.
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE