“Khách hàng là thượng đế”, câu nói mà ai trong chúng ta cũng thuộc nằm lòng và nghe thường xuyên. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bắt buộc phải thấm nhuần điều này. Tuy nhiên chúng ta đa phần chỉ là 1 nhân viên nhỏ bé làm việc trong doanh nghiệp. Khách hàng là khách hàng của công ty và công ty sẽ làm mọi điều để thỏa mãn khách hàng còn đối với bản thân mình thì khách hàng là ai để biết mà phục vụ?
Xin phân tích từ 2 góc nhìn.
Góc nhìn đầu tiên với tư cách là nhân viên của 1 công ty.
Ở đây chúng ta giả định mình là 1 nhân viên của công ty IT thiên về lĩnh vực outsourcing. Đặc thù đa phần chúng ta không tiếp xúc KH end-user, thay vì đó ta thông qua công ty trung gian phía bên Nhật để tìm hiểu yêu cầu khách hàng. Ví dụ Neos Japan trong 1 số dự án phối hợp với bên VN sẽ đóng vai trò công ty trung gian. Để làm hài lòng khách hàng ta bắt buộc chỉ có cách lắng nghe và làm hài lòng công ty trung gian. Bởi vì chắc chắn một điều rằng công ty trung gian cũng có mong muốn và mục đích duy nhất đó là làm hài lòng khách hàng end-user.
Lại break down thêm 1 cấp nữa, trong team dự án đâu phải ai cũng được tiếp xúc và lắng nghe yêu cầu trực tiếp với công ty trung gian đâu. Vì lý do ngôn ngữ tiếng Nhật cũng như phân công nhiệm vụ thì đa phần BSE/PM communicate với họ chứ developer và tester không thể. Vậy theo nguyên lý bắc cầu, để làm hài lòng end-user ta bắt buộc chỉ có cách lắng nghe và làm hài lòng người trung gian BSE/PM.
Nếu người trung gian mất (N) thời gian công sức để hiểu và xác nhận chất lượng sản phẩm của chúng ta thì end-user sẽ mất (N) x (số cầu trung gian) x (số tiền công hoặc thời gian công sức).
Vì vậy tất cả sản phẩm ta bàn giao cho người trung gian đều phải đảm bảo chất lượng tốt nhất để chất lượng đó được truyền đến end-user. Nếu cần thiết hãy tạo những hướng dẫn bàn giao hoặc ngồi trực tiếp trình bày giải thích cặn kẽ sản phẩm của chúng ta cho người trung gian để tiết kiệm effort xác nhận cũng như đảm bảo không có gì bị thiếu sót.
Góc nhìn thứ hai với tư cách cá nhân.
Bỏ qua việc mình chỉ là 1 nhân viên trong công ty và chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào đồng đội, nếu coi mình là người bán hàng thì mặt hàng chính là skill của chính ta và giá trị của mặt hàng chính là tiền lương cùng sự ghi nhận đóng góp của công ty.
Vậy khi đó khách hàng của ta là ai?
….
Đó không hẳn chỉ là giám đốc công ty.
Đó là người tiếp nhận sản phẩm được tạo ra từ skill của bạn.
Người đó chính là bạn tester, bạn BSE bên cạnh.
Người đó cũng chính là người quản lý của bạn.
Với tinh thần coi khách hàng là thượng đế bạn hãy thử biến bạn tester, bạn BSE và người quản lý của mình thành khách hàng, đưa cho họ những sản phẩm tốt nhất được tạo ra từ kỹ năng điêu luyện lành nghề chuyên nghiệp của bạn. Họ chính là những người sẽ đánh giá, ghi nhận chất lượng sản phẩm của bạn và giúp bạn đạt được mức giá trị bán hàng (tiền lương) cao hơn.
Nếu không phải họ thì ai sẽ là người trực tiếp tiếp nhận, sử dụng mặt hàng skill của bạn?
Vì vậy họ chính là thượng đế, ngay bên cạnh ta!!!
Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bắt buộc phải thấm nhuần điều này.
Cá nhân cũng vậy.
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE