Get in touch
or send us a question?
CONTACT

SINGLE RESPONSIBILITY PRINCIPLE

Đây là nguyên lý đầu tiên trong 5 nguyên lý của thiết kế hướng đối tượng SOLID. SRP đề cập đến việc một lớp chỉ nên đảm trách duy nhất một nhiệm vụ, chức năng duy nhất. Nếu chúng ta gom nhiều chức năng cho một lớp, thì khi chúng ta thay đổi một chức năng nào đó, thì toàn bộ lớp đó phải thay đổi. Và khi có nhiều thay đổi, điều đó cũng có nghĩa là sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề khác như lỗi, buộc ta phải test lại hết toàn bộ lớp đó. Hãy tưởng tượng bạn có 1 lớp khoảng 1000 dòng code đã viết cách đây 5 năm, không nảy sinh vấn đề gì vì bạn đã bỏ công ra để test rất kỹ, một ngày đẹp trời nào đó, bạn vào thay đổi, nâng 1 phần nào đó trong lớp, làm sao để bạn đảm bảo là các thành phần khác trong lớp không bị ảnh hưởng? Do vậy bạn phải lại một lần nữa test lại toàn bộ lớp đó.

Chúng ta sẽ đi vào ví dụ để hiểu hơn.

Chúng ta có 1 lớp Radio có thể thực hiện các chức năng như: bật, tắt, volume lớn nhỏ

Radio.java

/**
OO Design Principle Tutorial
View more at: https://edwardthienhoang.wordpress.com/
*/
package edward.tutorial.designprinciple.singleresponsibility;
/**
Radio class
@author Edward
*/
public class Radio {
/**
We have two state of Radio: ON or OFF
@author Edward
*/
public enum PowerState {
ON,
OFF
}
public static final int DEFAULT_VOLUME = 50;
public static final int MAX_VOLUME = 100;
public static final int VOLUME_SEEK = 1;
/** mPowerState */
private PowerState mPowerState = PowerState.OFF;
/** mVolume */
private int mVolume = DEFAULT_VOLUME;
/**
@return the mPowerState
*/
public PowerState getPowerState() {
return mPowerState;
}
/**
@param mPowerState the mPowerState to set
*/
public void setPowerState(PowerState mPowerState) {
this.mPowerState = mPowerState;
}
/**
@return the mVolume
*/
public int getVolume() {
return mVolume;
}
/**
@param mVolume the mVolume to set
*/
public void setVolume(int mVolume) {
this.mVolume = mVolume;
}
/**
Power off the radio
@author Edward
*/
public void powerOff() {
if(mPowerState == PowerState.ON) {
mPowerState = PowerState.OFF;
}
}
/**
Power on the radio
@author Edward
*/
public void powerOn() {
if(mPowerState == PowerState.OFF) {
mPowerState = PowerState.ON;
}
}
/**
Volume up the radio
@author Edward
/ public void volumeUp() { if(mVolume < MAX_VOLUME) { mVolume += VOLUME_SEEK; } } /* * Volume down the radio * @author Edward */ public void volumeDown() { if(mVolume > 0) {
mVolume -= VOLUME_SEEK;
}
}
/**
Display power state of radio
@author Edward
*/
public void diplayPowerState() {
if(mPowerState == PowerState.OFF) {
System.out.println(“Radio has been powered off”);
}
else if(mPowerState == PowerState.ON) {
System.out.println(“Radio has been powered on”);
}
}
/**
Display volume state of radio
@author Edward
*/
public void displayVolume() {
if(mPowerState == PowerState.ON) {
System.out.println(“Volume: ” + mVolume);
}
}
}

Main.java

/**
 *      OO Design Principle Tutorial
 *      View more at: https://edwardthienhoang.wordpress.com/
 */
package edward.tutorial.designprinciple.singleresponsibility;
 
/**
 * Class desciption
 * @author Edward
 */
public class Main {
 
    /**
     * Method desciption
     * @author Edward
     * @param args
     */
    public static void main(String[] args) {
        Radio radio = new Radio();
        radio.diplayPowerState();
        radio.displayVolume();
        radio.powerOn();
        radio.volumeUp();
        radio.diplayPowerState();
        radio.displayVolume();
    }
 
}

Và kết quả là:
Radio has been powered off
Radio has been powered on
Volume: 51

OK, mọi thứ vẫn chạy ổn. Bây giờ hãy hình dung, nếu các bạn muốn thay đổi việc xử lý của các hàm power ON/OFF hoặc Volume UP/DOWN? Rõ ràng là các bạn phải chạy vào class này để sửa chúng. Và các bạn thấy đấy, nếu các bạn chỉ muốn thay đổi hàm volumeDown(), các sẽ phải ít nhiều dè chừng đến các hàm khác, xem có bị ảnh hưởng hay không.

Chúng ta đã vi phạm nguyên lý Single Responsibility. Để giải quyết chuyện này, hãy nhớ đến nguyên lý Single Responsibility cho mỗi class, chúng ta thấy class Radio hiện tại có đến 3 chức năng: bật tắt nguồn, to nhỏ volume và hiển thị trạng thái của Radio. Cho nên chúng ta có thể tách các chức năng đó ra riêng biệt để khi sửa đổi, chúng ta có thể thu hẹp lại phạm vi cần sửa đổi. Trước khi xem code mẫu, các bạn hãy tự suy nghĩ xem là phải làm gì nhé.

Đây là đoạn xử lý để không vi phạm nguyên lý Single Responsibility
Radio.java

/**
 *      OO Design Principle Tutorial
 *      View more at: https://edwardthienhoang.wordpress.com/
 */
package edward.tutorial.designprinciple.singleresponsibility;
 
import edward.tutorial.designprinciple.singleresponsibility.PowerManagement.PowerState;
 
/**
 * Radio class
 * @author Edward
 */
public class Radio {
 
    /** mPowerState */
    private PowerState mPowerState = PowerState.OFF;
 
    /** mVolume */
    private int mVolume = VolumeManagement.DEFAULT_VOLUME;
 
    private PowerManagement mPowerManagement;
    private VolumeManagement mVolumeManagement;
    private DisplayManagement mDisplayManagement;
 
    public Radio() {
        mPowerManagement = new PowerManagement(this);
        mVolumeManagement = new VolumeManagement(this);
        mDisplayManagement = new DisplayManagement(this);
    }
 
    /**
     * @return the mPowerState
     */
    public PowerState getPowerState() {
        return mPowerState;
    }
 
    /**
     * @param mPowerState the mPowerState to set
     */
    public void setPowerState(PowerState mPowerState) {
        this.mPowerState = mPowerState;
    }
 
    /**
     * @return the mVolume
     */
    public int getVolume() {
        return mVolume;
    }
 
    /**
     * @param mVolume the mVolume to set
     */
    public void setVolume(int mVolume) {
        this.mVolume = mVolume;
    }
 
    /**
     * Power off the radio
     * @author Edward
     */
    public void powerOff() {
        mPowerManagement.off();
    }
 
    /**
     * Power on the radio
     * @author Edward
     */
    public void powerOn() {
        mPowerManagement.on();
    }
 
    /**
     * Volume up the radio
     * @author Edward
     */
    public void volumeUp() {
        mVolumeManagement.up();
    }
 
    /**
     * Volume down the radio
     * @author Edward
     */
    public void volumeDown() {
        mVolumeManagement.down();
    }
 
    /**
     * Display power state of radio
     * @author Edward
     */
    public void diplayPowerState() {
        mDisplayManagement.diplayPowerState();
    }
 
    /**
     * Display volume state of radio
     * @author Edward
     */
    public void displayVolume() {
        mDisplayManagement.displayVolume();
    }
}

PowerManagement.java

/**
 *      OO Design Principle Tutorial
 *      View more at: https://edwardthienhoang.wordpress.com/
 */
package edward.tutorial.designprinciple.singleresponsibility;
 
/**
 * This class will manage the power state of radio
 * @author Edward
 */
public class PowerManagement {
 
    /**
     * We have two state of Radio: ON or OFF
     * @author Edward
     */
    public enum PowerState {
        ON,
        OFF
    }
 
    /** mRadio */
    private Radio mRadio;
 
    /**
     * @param inRadio
     */
    public PowerManagement(Radio inRadio) {
        mRadio = inRadio;
    }
 
    /**
     * Power off the radio
     * @author Edward
     */
    public void off() {
        if(mRadio != null && mRadio.getPowerState() == PowerState.ON) {
            mRadio.setPowerState(PowerState.OFF);
        }
    }
 
    /**
     * Power on the radio
     * @author Edward
     */
    public void on() {
        if(mRadio != null && mRadio.getPowerState() == PowerState.OFF) {
            mRadio.setPowerState(PowerState.ON);
        }
    }
}

VolumeManagement.java

/**
 *      OO Design Principle Tutorial
 *      View more at: https://edwardthienhoang.wordpress.com/
 */
package edward.tutorial.designprinciple.singleresponsibility;
 
/**
 * This class will manage the volume state of radio
 * @author Edward
 */
public class VolumeManagement {
 
    public static final int DEFAULT_VOLUME = 50;
    public static final int MAX_VOLUME = 100;
    public static final int VOLUME_SEEK = 1;
 
    /** mRadio */
    private Radio mRadio;
 
    /**
     * @param inRadio
     */
    public VolumeManagement(Radio inRadio) {
        mRadio = inRadio;
    }
 
    /**
     * Volume up the radio
     * @author Edward
     */
    public void up() {
        if(mRadio != null) {
            int volume = mRadio.getVolume();
            if(volume < MAX_VOLUME) {                mRadio.setVolume(volume + VOLUME_SEEK);             }       }   }   /**      * Volume down the radio     * @author Edward    */     public void down() {        if(mRadio != null) {            int volume = mRadio.getVolume();            if(volume > 0) {
                mRadio.setVolume(volume – VOLUME_SEEK);
            }
        }
    }
}

DisplayManagement.java

/**
 *      OO Design Principle Tutorial
 *      View more at: https://edwardthienhoang.wordpress.com/
 */
package edward.tutorial.designprinciple.singleresponsibility;
 
import edward.tutorial.designprinciple.singleresponsibility.PowerManagement.PowerState;
 
/**
 * This class will display the information of radio
 * @author Edward
 */
public class DisplayManagement {
 
    /** mRadio */
    private Radio mRadio;
 
    /**
     * @param inRadio
     */
    public DisplayManagement(Radio inRadio) {
        mRadio = inRadio;
    }
 
    /**
     * Power off the radio
     * @author Edward
     */
    public void diplayPowerState() {
        if(mRadio != null) {
            if(mRadio.getPowerState() == PowerState.OFF) {
                System.out.println(“Radio has been powered off”);
            }
            else if(mRadio.getPowerState() == PowerState.ON) {
                System.out.println(“Radio has been powered on”);
            }
        }
    }
 
    /**
     * Power on the radio
     * @author Edward
     */
    public void displayVolume() {
        if(mRadio != null && mRadio.getPowerState() == PowerState.ON) {
            System.out.println(“Volume: ” + mRadio.getVolume());
        }
    }
}

Main.java

/**
* OO Design Principle Tutorial
* View more at: https://edwardthienhoang.wordpress.com/
*/
package edward.tutorial.designprinciple.singleresponsibility;
 
/**
* Class desciption
* @author Edward
*/
public class Main {
 
/**
* Method desciption
* @author Edward
* @param args
*/
public static void main(String[] args) {
Radio radio = new Radio();
radio.diplayPowerState();
radio.displayVolume();
radio.powerOn();
radio.volumeUp();
radio.diplayPowerState();
radio.displayVolume();
}
 
}

Và kết quả:
Radio has been powered off
Radio has been powered on
Volume: 51

Class Diagram

SRP

Như các bạn thấy, kết quả không có gì thay đổi, nhưng code đã thay đổi rất nhiều (có thêm 3 lớp mới). Các bạn có thể thắc mắc, để 1 lớp Radio như vậy thôi, có gì vào đó sửa cho nhanh, việc gì phải tách ra làm cho code thêm nhiều? Nhưng các bạn thử nghĩ, nếu sau này lớp Radio nó lên tới hàng ngàn dòng code, hàng trăm function chỉ xoay quanh các việc: bật tắt nguồn, to nhỏ volume hoặc display thông tin hoặc nhiều hơn. Bạn có thể phải thay đổi một vài function trong đám hỗn độn đó. Thay vì bạn chỉ phải vào 1 lớp cụ thể nào đó để sửa và test lại lớp đó nếu bạn tách các chức năng khác nhau ra những lớp khác nhau.

Đến đây mình sẽ kết thúc bài Single Responsibility. Tuy rằng nó vẫn còn vi phạm các nguyên lý khác, và chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên lý còn lại để có thể hoàn toàn đạt được mục tiêu như đã nói ban đầu: mã nguồn chương trình của chúng ta nhìn rõ ràng hơn, tận dụng được các ưu điểm của OOP: các thành phần không bị phụ thuộc quá nhiều vào nhau, để thuận tiện cho việc bảo trì và mở rộng sau này.

Còn bây giờ, hãy nghiền ngẫm và suy nghĩ, áp dụng vào đâu đó thử nguyên lý này nhé.


Nguồn từ :
https://edwardthienhoang.wordpress.com/2013/11/09/single-responsibility-principle-srp/