Đa số nhân sự nhảy việc là vì muốn tăng thu nhập. Việc này dễ lý giải theo 2 quy tắc đã nêu trong bài trước
Quy tắc số 1: Việc tăng lương định kỳ thường là rất khó. Nếu có được tăng thì nó cũng có giới hạn và cũng khá “khiêm tốn”, có khi chỉ theo kịp mức lạm phát hàng năm.
Quy tắc số 2: Tăng lương luôn có định mức. Nghĩa là lương của bạn đang 20tr mà nhảy việc bạn hét lên 40tr thì xin lỗi bạn hoang tưởng quá . Nhà tuyển dụng họ phải base trên lương hiện tại bạn đang có để đưa ra “mức giá” phù hợp với bạn chứ không ngáo giá đâu.
Vậy nên phải nhìn nhận vào thực tế, việc tăng lương định kỳ sẽ chỉ dao động trong khoảng 4-10%. Trong khi mỗi khi nhảy việc, việc bạn deal được lương tốt hơn 20-40% hoặc cao hơn là hoàn toàn khả thi.
Vậy giả sử trung bình hàng năm bạn được tăng 5% thì sau 4 năm bạn mới tăng dc 20% lương. Nhưng mà đấy là lý thuyết, ko phải công ty nào cũng cam kết tăng lương hàng năm cho bạn đâu, đừng cơ mơ mộng hão huyền. Trong khi nhảy việc thì có cơ hội tăng 20-40% thì bạn chọn cái nào?
Trong ngành cntt này thì chuyện nhảy việc, thậm chí là sang chỗ thơm thì sẽ kéo thêm ae đồng nghiệp về làm cùng là rất phổ biến.
Vậy nên chốt lại thì quan điểm của cá nhân mình nhảy việc sẽ giúp có cơ hội tăng lương nhanh hơn.
Nếu công việc của bạn cứ đều đều, không có gì mới. Kiến thức cũ cứ mang ra sử dụng là đủ dùng cho công việc hiện tại. Thì lúc đó bạn phải hiểu là bạn đang đi lùi.
Thế giới công nghệ thay đổi từng giờ từng phút, hãy đừng để mình trở nên lạc hậu. Bạn hãy thường xuyên trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp ở các cty khác xem họ đang làm việc như thế nào để đối chiếu với công việc hiện tại. Từ đó cũng tự đặt ra lộ trình phát triển cho bản thân, và nếu cty không còn phù hợp cho lộ trình đó của bạn thì bạn nên mạnh dạn thay đổi.
Môi trường làm việc ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả công việc. Môi trường gò bó, đồng nghiệp soi mói ganh ghét nhau, sếp đì nhân viên.. thì đương nhiên khó mà vui vẻ, khó mà toàn tâm toàn ý mà cống hiến cho cty được.
Ngoài ra nếu bạn đang làm xa có cơ hội ở một cty gần nhà chẳng hạn, thì đó cũng là một cơ hội để bạn xem xét. Hoặc xu hướng bjo trong ngành IT thường là làm việc remote hoặc hybrid. Vậy nên nếu đang làm việc fulltime 5-6 ngày/tuần mà dc move sang một cty làm fully remote thì cũng là cái gì đó rất đáng để cân nhắc. Đặc biệt với ai phải đi làm xa hay có con nhỏ.
Như ông anh mình sau khi chuyển qua làm cty hybrid (nhưng đa số là remote, lên VP rất ít) thì có nói dù có tăng lương 20-30% mà phải làm VP thì cũng ko chuyển. Vì làm việc như hiện tại dễ cân bằng cuộc sống hơn, có nhiều thời gian cho gia đình hơn.
Thực ra thì bạn nên nhảy việc ngay khi tìm dc một cơ hội đủ tốt. Nghĩa là một cơ hội đã được đánh giá trên các tiêu chí như thu nhập, phúc lợi và môi trường làm việc..
Có nhiều luồng suy nghĩ rằng đầu năm là thời điểm thích hợp nhất để “nhảy việc” vì lý do là phải qua năm mới để nhận hết các khoản thưởng đã vì mình đã vất vả và cống hiến cho cty cả năm qua rồi. Nếu nghỉ trước tết mà mất khoản đó thì thật là lãng phí. Tuy nhiên khi tìm job đầu năm bạn sẽ vấp phải sự cạnh tranh trên thị trường đó là cũng có rất nhiều người lĩnh thưởng xong mới đi tìm việc như bạn.
Có nhiều cty cần tuyển nhân sự cuối năm họ sẵn sàng trả “signing bonus” tương đương với khoản thưởng t13 khi bạn làm ở cty cũ để thuyết phục nhân sự onboard sớm. Chưa kể việc khi apply job dịp cuối năm thường sẽ khan hiếm nhân sự do đó mặc nhiên “giá thị trường” cũng sẽ cao hơn so với đầu năm. Đây là cơ hội mà bạn sẽ pass phỏng vấn hơn và dễ deal được lương “hời” hơn.
Quan điểm cá nhân mình là job nào đạt đủ target về thu nhập, môi trường.. là “nhảy”, đừng để mấy cái thưởng nó buộc chân mình .
Dù bạn quyết định nhảy việc vì bất cứ lý do gì, do thu nhập không còn tương xứng, do bất đồng hoặc không hài lòng với sếp hay với đồng nghiệp.. thì hãy giữ những điều đó cho riêng bạn. Đừng nói ra cho bất cứ ai vì nó sẽ tạo cho những người ở lại cảm xúc và ấn tượng không tốt với bạn. Hãy tìm các lý do thuyết phục khi nghỉ việc, để sau này tất cả đồng nghiệp cũ sẽ luôn nhớ về bạn với những ấn tượng tốt đẹp.
Khi bạn ứng tuyển chỗ mới nếu NTD hỏi về lý do nghỉ việc thì cũng tránh tuyệt đối những lời lẽ không tốt về cty cũ như kiểu lương thấp quá hay sếp đối xử tệ quá.. Hãy khéo léo hơn trong cách trả lời kiểu như mình muốn tìm cơ hội và thử thách mới trong công việc chẳng hạn.
Lý do thuyết phục sẽ giúp bạn dễ được chấp thuận và tạo sự thoải mái cho cả bạn và phía cty hiện tại. Dù bạn có những lý do chính là vì thu nhập hay môi trường làm việc nhưng đó không phải lý do tốt để bạn chia sẻ với mọi người.
Một số lý do phù hợp hơn có thể xem xét tới như: Muốn chuyển về gần nhà, muốn tìm công việc có thử thách hay công nghệ mới hơn.. Tốt nhất là nên tránh các lý do liên quan tới thu nhập và môi trường làm việc
Dù bạn đã được phê duyệt cho nghỉ việc nhưng đừng bao giờ suy nghĩ về việc không cần đi làm đúng giờ hay không cần hoàn thành công việc đúng deadline. Một người chuyên nghiệp sẽ luôn làm tốt nhất vai trò của mình cho tới phút cuối cùng còn làm việc cho công cty. Bạn cũng nên chủ động và tích cực bàn giao công việc và tài liệu cho những người ở lại. Qua đó bạn đã xây dựng được một hình ảnh rất đẹp trong mắt đồng nghiệp. Điều này cũng giúp ích cho bạn bởi nhiều cty tuyển ứng viên đều có cross check lại với cty cũ để đánh giá về thái độ, trình độ của ứng viên. Lúc này những đồng nghiệp cũ chắc chắn không tiếc lời mà khen ngợi bạn đâu.
Một hành động nhỏ những nhiều ý nghĩa đó là viết thư tạm biệt để gửi tới các đồng nghiệp trong cty. Cùng với đó là lời cảm ơn tới những người đã từng trực tiếp hỗ trợ, dẫn dắt hay phối hợp công việc với mình.
Ấn tượng đầu tiên và sau cùng rất quan trọng. Vậy nên hãy ra đi một cách chuyên nghiệp để sếp và đồng nghiệp vẫn luôn trân trọng bạn và biết đâu tương lại bạn vẫn có thể quay trở lại cty cũ làm việc thì sao.
Dù bạn có nhu cầu chuyển việc hay không thì mình vẫn sẽ khuyên bạn nên thường xuyên đi PV. Bởi vì đơn giản khi bạn quyết định Apply CV vào một cty và tham gia PV thì ngoài việc bạn có cơ hội có job tốt hơn, hoặc không thì bạn vẫn thu lại rất nhiều thứ khác đáng giá.
Ngành IT nói riêng thôi đã rất rộng lớn, từ các Role (DEV – TEST – QA – DEVOPS – SYSADMIN – DBA – SA …) cho tới các ngôn ngữ, công nghệ sử dụng..
Và cho dù có thể dùng chung tech stack thì ở mỗi cty lại có những cách sử dụng khác nhau. Mỗi lần đi PV mình sẽ biết thêm được cty đó đang sử dụng công nghệ ntn, áp dụng các phương pháp gì để giải quyết các bài toán tương tự.. Và thực sự có nhiều thứ mới mẻ hơn, có nhiều thứ mình chưa biết thậm chí chưa nghe qua. Từ đó mình lại học thêm dc nhiều thứ hơn.
Hoặc có những công nghệ mình cũng đã làm việc với nó một thời gian, nhưng khi PV người ta lại hỏi sâu hơn, hỏi nhiều bài toán khó hơn mà mình chưa gặp bao giờ. Thế mới thấy kiến thức của mình về mảng đó vẫn còn hạn hẹp và có những keyword để mình tiếp tục nghiên cứu thêm.
Thông thường khi PV vòng kỹ thuật thì chính mình lại là người phỏng vấn ngược lại phía cty tuyển dụng xem họ đang làm ntn, tổ chức ntn.. Dù họ sẽ không chia sẻ chi tiết cho bạn đâu, nhưng sẽ có những ý tưởng những cách làm mà bạn có thể từ đó học theo được.
Đi PV nhiều thì kỹ năng đầu tiên của bạn được cải thiện đó là sự tự tin. Các bạn mới ra trường (fresher) hay cả junior khi PV hay rơi vào trạng thái “chịu trận” khi tham gia phỏng vấn. Tức là có sự rụt rè, rồi NTD hỏi gì thì trả lời đó và thường rất bị động.
Còn với người đã nhiều kinh nghiệm, thì buổi phỏng vấn nó vô cùng nhẹ nhàng, chỉ đơn giản là một cuộc nói chuyện chia sẻ giữa đôi bên. Nói là trao đổi vì không phải chỉ NTD đặt ra câu hỏi, mà ứng viên cũng sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi cho NTD để biết môi trường này có phù hợp với mình không, vị trí công việc có đúng chuyên môn của mình hay không..
Bạn cũng sẽ học được các kỹ năng mềm như trả lời email của nhà tuyển dụng sau cho chuyên nghiệp. Cách trao đổi với các bạn HR làm sao cho khéo léo và lịch sự…
Như mình đã nói, “giá thị trường” thay đổi liên tục. Nếu bạn đã làm đủ lâu ở một cty thì bạn có thể “định giá lại bản thân” bằng cách đi PV và dành phần đánh giá khách quan đó cho các cty mà bạn apply.
Và bạn nhận được rất nhiều, mỗi lần PV sẽ có những nhận xét chi tiết về profile của bạn. Và ngay trong khi PV thì chắc bạn cũng tự hiểu dc trình độ của mình tới đâu khi trả lời các câu hỏi của NTD rồi. Nếu bạn giỏi và thị trường chấp nhận, nghĩa là NTD trả giá bạn cao hơn mức hiện tại bạn đang nhận thì đó cũng là một cơ hội cho bạn.
Từ những đánh giá nhận xét bên trên, bạn sẽ có thể biết bạn đang mạnh yếu ở điểm nào để cải thiện bản thân và update vào lộ trình phát triển của mình. Rõ ràng là quá hời so với công sức bạn bỏ ra để tham gia PV rồi.
Tổng kết lại dù nhảy việc hay tiếp tục ở lại cống hiến thì cái quan trọng nhất là bạn phải luôn cố gắng phấn đấu, nâng cao giá trị bản thân và đóng góp thật nhiều cho tổ chức, cho cty. Các cụ có câu “Gái có công chồng không phụ”. Nếu bạn đủ tốt thì sếp nào cũng sẽ nhận ra và sẽ tạo cơ hội cho bạn phát triển.
Nguồn: https://viblo.asia/p/nhay-viec-la-mot-nghe-thuat-38X4E5qB4N2#_hoc-them-nhieu-ky-nang-moi-12
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE