Nhiều người than thở dù nỗ lực thế nào cũng không thể thoát nghèo, mà chưa nắm rõ nguyên nhân chính nằm ở tư duy.
Abhijit Banerjee, giáo sư kinh tế tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) và đồng sự từng thực hiện một nghiên cứu xác định nguồn gốc của đói nghèo và đã đoạt giải Nobel Kinh tế 2019.
Trong nghiên cứu này, Abhijit Banerjee chỉ ra 4 nguyên nhân khiến con người trở nên nghèo đói.
Thích đi đường tắt, có tâm lý làm giàu chỉ sau một đêm và thích thành công ngay lập tức.
Hầu hết người nghèo đều thiếu khả năng suy nghĩ sâu sắc. Họ không muốn đạt được mục tiêu một cách chậm rãi thông qua tích lũy, cũng như không muốn cải thiện khuyết điểm của mình. Điều họ mong muốn là đạt được danh lợi ngay lập tức bằng những thủ đoạn cơ hội và có tâm lý cờ bạc mạnh mẽ nhưng cuối cùng lại rơi vào cảnh nghèo đói hơn.
Chỉ tin vào những gì mình biết và phủ nhận những gì khác với nhận thức của bản thân.
Một số người thiển cận, khả năng tư duy hạn hẹp và thiếu kế hoạch dài hạn cho cuộc sống. Họ dễ tự phụ, khi gặp những quan điểm, ý kiến khác nhau, họ thích phủ nhận người khác. Thậm chí khi nhìn thấy những người có điều kiện tốt hơn mình, họ cũng nảy sinh sự thù ghét.
Thích tiêu tiền bề nổi, không nhìn rõ bản chất vấn đề.
Người nghèo bị ám ảnh nhiều hơn bởi vẻ ngoài thành công và phù phiếm. Khi nói đến việc tiêu tiền, điều quan trọng nhất với họ là phải thỏa mãn ham muốn cũng như giữ thể diện. Nhưng cái giá của thể diện thường phải đổi lấy việc chịu đựng mọi nỗi đau phát sinh sau này.
Thiếu nhận thức chung và dự trữ kiến thức, dẫn đến tình trạng bất cân xứng thông tin.
Người nghèo thường thiếu hệ thống kiến thức hoàn chỉnh, chỉ dựa vào môi trường sống của mình và kinh nghiệm của thế hệ đi trước để nhìn thế giới và lựa chọn con đường phát triển trong tương lai. Bởi vậy họ khó thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn như “ếch ngồi đáy giếng”. Đặc điểm nổi bật nhất của người nghèo là không được học tập, dẫn đến nhận thức hạn chế, không có khả năng đưa ra những lựa chọn đúng đắn.
Làm thế nào có thể thoát khỏi nghèo đói và hướng tới sự giàu có?
Thoát khỏi sự tự phụ và bướng bỉnh, học cách suy ngẫm và phát triển tư duy phản biện.
Nhiều người xấu hổ khi nhắc đến tiền bạc hay thừa nhận sai lầm, không chủ động nói chuyện với người khác. Thậm chí, có người khi gặp phải điều gì đó khác với nhận thức của mình lại bác bỏ không cần suy nghĩ để chứng minh quan điểm của bản thân mới đúng còn người khác là sai. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là do trình độ nhận thức thấp gây ra sự kiêu ngạo, bướng bỉnh, không nghe lời người khác.
Khi đối mặt với những quan điểm và nhận thức khác nhau, điều duy nhất cần làm là đứng trên quan điểm của đối phương để xem gốc rễ sự khác biệt nằm ở đâu. Nếu thấy đối phương có điều gì đáng học hỏi nên áp dụng nó.
Có khả năng suy nghĩ vấn đề từ góc độ của đối phương và quan điểm khách quan được gọi là tư duy phê phán trong tâm lý học. Đó là trạng thái suy nghĩ cao nhất của sự việc. Cần phải học cách nhìn mọi thứ dưới nhiều góc độ thay vì chỉ trích và ghét bỏ những quan điểm trái chiều.
Thoát khỏi tâm lý đầu cơ và trở thành nhà đầu tư giá trị.
Nhiều người đánh giá quá cao những gì họ có thể làm trong một tháng hoặc một năm và đánh giá thấp những gì có thể làm ở tương lai xa hơn. Doanh nhân nổi tiếng người Nhật Kazuo Inamori từng nói: “Cách thành công 100% là kiên trì làm một việc và đạt được thành công từ công việc đó”.
Những bậc thầy thực sự sẽ không đánh giá quá cao kết quả ngắn hạn của bản thân mà tập trung thời gian, sức lực vào tu luyện sâu. Bản lĩnh với họ là khi có thể phóng tầm nhìn ra xa, và không bị mắc kẹt bởi hiện tại.
Tục ngữ có câu: “Thả dây dài, câu cá lớn”. Chỉ khi không bị giới hạn ở những khoản lợi nhuận vụn vặt trước mắt, mới có thể gặt hái được những khoản lợi nhuận lớn trong tương lai. Chỉ khi vững tin rằng mọi khó khăn, vấp ngã của hiện tại là để tích lũy sức mạnh cho bước nhảy vọt trong tương lai, thì mới có thể vươn tới đỉnh cao.
Đừng bị ám ảnh bởi bề ngoài mà hãy nhìn vào bản chất
Có thể nhìn rõ bản chất nghĩa là một người có khả năng giải quyết vấn đề.
Vì mong muốn thành công nên hầu hết mọi người đều áp dụng lối suy nghĩ hướng đến kết quả. Có người vì chú trọng kết quả mà bất chấp tất cả, dùng mọi thủ đoạn để có được điều mình mong muốn, thậm chí không cần để ý những người xung quanh sẽ nhìn nhận mình thế nào. Một khi quá trình thực hiện vội vàng sẽ để lại những sai lầm nghiêm trọng, dẫn đến hậu quả khôn lường.
Người thành công nhìn vào sự khác biệt trong quá trình và nghĩ xem người khác làm như thế nào, khoảng cách giữa tôi và người khác ở đâu? Tỷ phú Bill Gates từng nói: “Ăn mừng thành công cũng tốt nhưng quan trọng hơn là phải biết chú ý đến những bài học của sự thất bại”. Đó chính là bước đệm để mỗi người có được thành công to lớn hơn nữa.
Từ bỏ sự lười biếng, chăm chỉ là tài năng duy nhất của bạn.
Bạn sẽ thấy một người đàn ông giàu có vẫn đang đàm phán kinh doanh với khách hàng vào lúc 11 giờ đêm, trong khi một người đàn ông nghèo đã nằm trên giường và sử dụng điện thoại từ 7 giờ tối.
Lười biếng là một căn bệnh dai dẳng mà không thuốc nào chữa được. Nó luôn ẩn sâu bên trong, kìm hãm những người không đủ kiên trì cũng như đủ quyết tâm để đến với thành công.
Người kém hơn bạn đang nỗ lực, người giỏi hơn bạn cũng đang nỗ lực, nếu bản thân không nỗ lực, bạn sẽ bị người khác đè bẹp.
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE