Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” . Vậy, thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng; là một trong những loại thuế quan trọng giúp cân bằng ngân sách nhà nước và đóng vai trò lớn trong xây dựng và phát triển đất nước.
Thuế giá trị gia tăng (giá trị gia tăng hay còn gọi là VAT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. VAT là một loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế, người nộp thuế chỉ là người thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Do VAT có mục đích là một khoản thuế đối với việc tiêu thụ, cho nên hàng xuất khẩu thường không phải chịu thuế VAT hoặc cách khác, VAT đối với người xuất khẩu được hoàn lại.
Thứ nhất, thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu: Thuế giá trị gia tăng do người tiêu dùng cuối cùng chịu. Cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thay cho người tiêu dùng thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, thuế GTGT là thuế gián thu.
Thứ hai, thuế giá trị gia tăng là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp: Thuế giá trị gia tăng đánh vào tất cả các giai đoạn luân chuyển từ sản xuất tới lưu thông, tiêu dùng. Ở từng giai đoạn, thuế chỉ tính trên phần giá trị gia tăng của giai đoạn đó, không tính trùng phần giá trị gia tăng đã tính thuế ở các giai đoạn luân chuyển trước. Xét trên một hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, tổng số thuế giá trị gia tăng thu được qua tất cả các giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ bằng với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, thuế giá trị gia tăng là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp.
Thứ ba, thuế giá trị gia tăng được đánh thuế theo nguyên tắc điểm đến: Thuế giá trị gia tăng được áp dụng theo nguyên tắc điểm đến. Thuế giá trị gia tăng đánh vào hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nội địa, bất kể hàng hóa dịch vụ đó được tạo ra ở trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài.
Thứ tư, thuế giá trí gia tăng có phạm vi điều tiết rộng: Thuộc loại thuế tiêu dùng thông thường, đánh vào hầu hết các hàng hóa, dịch vụ nên thuế giá trị gia tăng có phạm vi điều tiết rộng.
Hoàn thuế giá trị gia tăng được hiểu là việc doanh nghiệp sẽ được Ngân sách Nhà nước hoàn lại số tiền thuế giá trị gia tăng đầu vào đã trả khi mua hàng hóa/dịch vụ, nhưng chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế, hoặc trong những trường hợp hàng hóa/dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được hoàn lại thuế giá trị gia tăng và việc chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng cần đáp ứng đúng theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng: Trước khi có ý định làm hồ sơ yêu cầu hoàn thuế giá trị gia tăng gửi đến cơ quan thuế, kế toán viên cần xác định rõ trường hợp của doanh nghiệp mình có thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng hay không. Để biết được điều này, các bạn theo dõi nội dung được đề cập tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC quy định về các trường hợp được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.Điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng như sau (Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC):
– Là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
– Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
– Có con dấu pháp nhân của doanh nghiệp.
– Sổ kế toán/chứng từ kế toán được lập và lưu trữ đúng theo quy định của pháp luật.
– Tài khoản tiền gửi tại ngân hàng đúng theo đúng mã số thuế của doanh nghiệp.
Hoàn thuế giá trị gia tăng góp phần khuyến khích xuất khẩu, do khi hàng hoá xuất khẩu được hưởng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%, giúp doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện cạnh tranh về giá cả với các hàng hoá trên thị trường quốc tế; Khích lệ doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh; khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất theo chiều sâu; Tạo điều kiện về tài chính cho doanh nghiệp khi gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; Thúc đẩy việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, giải quyết khó khăn về vốn, kinh nghiệm, công nghệ… góp phần giúp nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng.
Hồ sơ hoàn thuế bao gồm các văn bản yêu cầu hoàn thuế và các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế. Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể tại Điều 28 và Điều 31 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính. Theo đó, sửa đổi các tài liệu có liên quan theo trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo pháp luật thuế giá trị gia tăng theo hướng người nộp thuế phải nộp thêm các tài liệu xác định về đối tượng, trường hợp được hoàn thuế để phù hợp với Luật Quản lý thuế và các pháp luật có liên quan. Hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng gồm:
Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng và các tài liệu có liên quan theo trường hợp hoàn thuế, cụ thể như sau:
– Trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng dự án đầu tư:
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư đối với trường hợp phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
+ Đối với dự án có công trình xây dựng: Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền; giấy phép xây;
+ Bản sao Chứng từ góp vốn điều lệ;
+ Bản sao Giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
+ Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định 209/2013/NĐ-CP (được sửa đổi tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 100/2016/NĐ-CP);
+ Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT, trừ trường hợp người nộp thuế đã gửi hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế;
+ Quyết định thành lập Ban Quản lý dự án; Quyết định giao quản lý dự án đầu tư của chủ dự án đầu tư; Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh hoặc Ban quản lý dự án đầu tư.
– Trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu:
+ Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT, trừ trường hợp người nộp thuế đã gửi hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế.
+ Danh sách tờ khai hải quan đã thông quan theo mẫu số 01-2/HT đối với hàng hóa xuất khẩu đã thông quan theo quy định về pháp luật hải quan.
– Trường hợp hoàn thuế chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại:
+ Bản sao Điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận vốn ODA không hoàn lại hoặc văn bản trao đổi về việc cam kết và tiếp nhận vốn ODA không hoàn lại;
+ Bản sao Quyết định phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án hoặc Quyết định đầu tư chương trình và Văn kiện dự án hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 80 Nghị định 56/2020/NĐ-CP.
+ Giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp đối với chi sự nghiệp và giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư đối với chi đầu tư của chủ dự án theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 80 Nghị định 56/2020/NĐ-CP và điểm a khoản 10 Điều 10 Nghị định 11/2020/NĐ-CP;
+ Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT.
+ Bản sao văn bản xác nhận của cơ quan chủ quản chương trình, dự án ODA cho chủ chương trình, dự án về hình thức cung cấp chương trình, dự án ODA là ODA không hoàn lại thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng và việc không được ngân sách nhà nước cấp vốn đối ứng để trả thuế giá trị gia tăng.
Fluatminhkhue-vn.webpkgcache.com%2F&fc=896&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1920%2C0%2C1920%2C1040%2C1920%2C963&vis=1&rsz=%7C%7CoeEbr%7C&abl=CS&pfx=0&fu=128&bc=31&td=1&nt=1&ifi=5&uci=a!5&btvi=6&fsb=1&xpc=EhjmNH0gYL&p=https%3A//luatminhkhue.vn&dtd=15996
– Trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn tiền viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức:
+ Bản sao Quyết định phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án và văn kiện chương trình, dự án, phi dự án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định 80/2020/NĐ-CP;
+ Giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp đối với chi sự nghiệp và giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư đối với chi đầu tư của chủ dự án (trường hợp tiếp nhận viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước) theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định 80/2020/NĐ-CP và điểm a khoản 10 Điều 10 Nghị định 11/2020/NĐ-CP;
+ Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT.
– Trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn tiền viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam:
+ Bản sao Quyết định tiếp nhận viện trợ khẩn cấp để cứu trợ (trường hợp viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ) hoặc Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai và văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai (trường hợp viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai) theo quy định tại khoản 6, 7, 8 Điều 3 Nghị định 50/2020/NĐ-CP;
+ Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT.
– Trường hợp hoàn thuế ưu đãi miễn trừ ngoại giao:
+ Bảng kê thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho cơ quan đại diện ngoại giao theo mẫu số 01-3a/HT có xác nhận của Cục Lễ tân nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao về việc chi phí đầu vào thuộc diện áp dụng miễn trừ ngoại giao để được hoàn thuế;
+ Bảng kê viên chức ngoại giao thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01-3b/HT.
– Hoàn thuế giá trị gia tăng với ngân hàng thương mại là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách xuất cảnh: Bảng kê chứng từ hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh theo mẫu số 01-4/HT.
– Trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật: Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định đề nghị hoàn thuế bằng hồ sơ điện tử như sau:
– Người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua các Cổng thông tin điện tử khác theo quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
– Việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế điện tử của người nộp thuế được thực hiện theo quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 01/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, cơ quan thuế giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 27 Thông tư này (sau đây gọi là cơ quan thuế giải quyết hồ sơ hoàn thuế) trả Thông báo về việc chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 02/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này hoặc Thông báo về việc không được hoàn thuế theo mẫu số 04/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục Thông tư này trong trường hợp hồ sơ không thuộc diện được hoàn thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua các Cổng thông tin điện tử khác nơi người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế điện tử.
Trích nguồn:https://luatminhkhue.vn/ho-so-de-nghi-hoan-thue-gia-tri-gia-tang.aspx
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE