Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Có nên chạy quảng cáo trên Zalo Ads hay không?

Tổng quan về Zalo Ads

Zalo Ads là gì?

Zalo Ads là công cụ cho phép doanh nghiệp chạy quảng cáo trực tiếp trên nền tảng Zalo. Khi vận hành, doanh nghiệp có thể thiết lập hệ thống và cài đặt các trường thông tin để nội dung truyền thông được truyền tải và xuất hiện với đúng đối tượng mục tiêu.

Các hình thức quảng cáo trên Zalo Ads

Zalo cung cấp tất cả 8 hình thức quảng cáo với mục đích mang lại đa dạng sự lựa chọn cho các nhóm ngành nghề doanh nghiệp với chiến lược, nội dung gửi tin khác nhau. 

Cụ thể sẽ được miêu tả trong bảng sau:

Hình thức quảng cáo Zalo AdsĐặc điểm
Quảng cáo CommerceĐây là hình thức quảng cáo được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp bán lẻ. Đối tượng mà dạng quảng cáo này hướng đến là những khách hàng thường xuyên/ có thói quen mua sắm trên Zalo. Thông qua quảng cáo, doanh nghiệp có thể thiết lập một trang giới thiệu sản phẩm, giới thiệu tới khách hàng nhằm kích thích nhu cầu để lại thông tin, tối ưu trải nghiệm khách hàng và tăng chuyển đổi đơn hàng trên Zalo. 
Quảng cáo FormMục đích của hình thức quảng cáo này nhằm giúp doanh nghiệp thu thập thông tin khách hàng thông qua việc kích thích họ để lại thông tin trên form.Để đạt được mục đích đó, quảng cáo sẽ được hiển thị luân phiên trên Zalo app (Zalo News Feed, Zalo Article).
Quảng cáo Tin nhắnHình thức quảng cáo này tập trung vào việc hỗ trợ doanh nghiệp tương tác với khách hàng. Chính vì vậy, quảng cáo sẽ luân phiên xuất hiện trên hệ sinh thái Zalo Ads bao gồm Zalo app, Báo Mới, Zing Mp3,…
Quảng cáo WebsiteGiúp tăng lượt truy cập về Website doanh nghiệp thông qua quảng cáo. 
Quảng cáo Zalo Official AccountMỗi doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động marketing trên Zalo đều cần một tài khoản Zalo OA. Quảng cáo OA chính là một hình thức giúp doanh nghiệp quảng bá trang OA của mình đến toàn bộ người dùng của hệ thống Zalo. Điều này nhằm mục đích tăng lượt quan tâm cho tài khoản của doanh nghiệp.
Quảng cáo VideoHình thức quảng cáo này được sinh ra nhằm hỗ trợ quảng bá các hoạt động giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến các tệp khách hàng tiềm năng. Thay vì các dòng chữ khô khan thông thường, định dạng này cho phép truyền tải tới người dùng dưới dạng video trực quan và sinh động, giúp truyền tải trọn vẹn thông điệp cũng như gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu. 
Quảng cáo Sản phẩmVới dạng quảng cáo này, doanh nghiệp có thể giới thiệu và bán sản phẩm của cửa hàng trong tài khoản OA tới người dùng Zalo.
Quảng cáo Bài viết OALà hình thức quảng cáo nhằm giới thiệu bài viết của doanh nghiệp đến người dùng Zalo. Đây là một hình thức thu hút khách hàng tập trung vào giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, từ đó nuôi dưỡng lòng trung thành và khẳng định chất lượng sản phẩm/ dịch vụ.

Có nên chạy quảng cáo trên Zalo Ads hay không?

Chạy quảng cáo trên Zalo đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bởi lẽ, Zalo vốn là một nền tảng mạnh hàng đầu Việt Nam và sở hữu lượng người dùng đông đảo, đa dạng – Rất phù hợp cho hoạt động chạy quảng cáo.

Các lợi ích tuyệt vời của Zalo Ads có thể kể đến:

  • Tiềm năng tiếp cận người dùng lớn: Zalo đạt tỷ lệ 60% người dùng tích cực, với lượt truy cập trung bình 30 phút/ngày/ người.
  • Tiết kiệm chi phí với mức giá thầu thấp hơn hẳn so với các nền tảng quảng cáo khác
  • Dễ dàng kết nối với khách hàng: Zalo xuất phát là một nền tảng liên lạc. Chính vì vậy, nền tảng này có thế mạnh trong việc nhắn tin, tương tác và kết nối khách hàng 

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm lợi đó, Zalo Ads chắc chắn sẽ còn tồn tại nhiều hạn chế. Rõ ràng nhất, nếu doanh nghiệp chỉ vận hành Zalo Ads riêng lẻ, việc chạy quảng cáo trên Zalo (Một nền tảng hầu như khách hàng chỉ truy cập để nhắn tin) sẽ không thể hiệu quả bằng Google và Facebook (Những nền tảng mạnh về tìm kiếm thông tin). Chính vì vậy, để tiếp cận khách hàng ở mọi điểm chạm của hành trình, doanh nghiệp cần một chiến lược kết hợp Zalo Ads với các công cụ khác của Zalo như Zalo Mini AppZalo ZNSZalo OA – Điển hình như Growth Zalo Solution, nhằm giải quyết nhược điểm của Zalo Ads. 

Các bước chạy quảng cáo Zalo

Nếu doanh nghiệp chưa thể tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “Làm sao để vận hành Zalo Ads?” thì dưới đây sẽ là các bước cơ bản doanh nghiệp cần phải thực hiện. 

  • Bước 1: Tạo tài khoản Zalo Ads và đăng nhập vào trang quảng cáo của Zalo.
  • Bước 2: Vào trang Tạo quảng cáo → Lựa chọn hình thức quảng cáo → Lựa chọn trang/ website/ sản phẩm muốn quảng cáo → Đặt tên cho chiến dịch và nhấn vào nút “Tạo quảng cáo”.
  • Bước 3: Xác định nhóm khách hàng mục tiêu, khoanh vùng và chọn đối tượng quảng cáo (đối tượng, giới tính, độ tuổi, địa điểm, phạm vi,…).
  • Bước 4: Đặt ngân sách quảng cáo và lên lịch chạy quảng cáo. Hình thức tính phí phổ biến nhất của Zalo Ads là tính theo CPC (cost per click) – phát sinh chi phí trên mỗi lượt click. Mức giá này là giá đấu thầu giữa các nhà quảng cáo cùng tham gia quảng cáo trên hệ thống. Vì vậy, nhà quảng cáo hoàn toàn chủ động thay đổi mức giá này để tăng thêm sức cạnh tranh và hiện quả cho quảng cáo.
  • Bước 5: Tối ưu hoá nội dung cho quảng cáo mới nhất. Với số ký tự bị  giới hạn với mỗi bài viết quảng cáo, nhà quảng cáo cần biên soạn nội dung để tối ưu hiệu quả quảng cáo. Cùng với đó, banner quảng cáo hay video cũng cần chọn kích cỡ và dung lượng phù hợp với thông tin yêu cầu của hệ thống.
  • Bước 6: Bổ sung thông tin hợp lý cho chiến dịch quảng cáo.
  • Bước 7: Chọn lưu và gửi bài chờ hệ thống duyệt.

Những lưu ý khi triển khai Zalo Ads

Khi triển khai Zalo Ads, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:

  • Nếu thiết lập quảng cáo theo chiến dịch, doanh nghiệp sẽ không thể điều chỉnh được quảng cáo theo ngày (Sau khi Zalo duyệt quảng cáo).
  • Giá tối thiểu là mức giá Zalo tự đặt ra.
  • Nếu nhóm đối tượng nhận quảng cáo càng rộng, chi phí sẽ càng thấp. Ngược lại, khi doanh nghiệp đặt ra khách hàng mục tiêu càng chi tiết, chi phí sẽ càng cao. 
  • Luôn đảm bảo chi phí trong tài khoản quảng cáo lớn hơn tổng lượt click trong ngày x số lượng click.
  • Số click mà doanh nghiệp thiết lập khi chạy quảng cáo sẽ tỷ lệ thuận với mức độ quảng cáo được phân phối và hưởng ứng.
  • Đặt giá thầu cao hơn giá Zalo đề xuất.
  • Chọn số click theo ngày. Số click theo ngày nên đạt mốc tối thiểu là 50 để đạt hiệu quả. 

Tuy nhiên, trên đây chỉ là các bước cơ bản mà doanh nghiệp có thể áp dụng để bắt đầu làm quen với việc chạy quảng cáo trên Zalo. Đối với mỗi ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, doanh nghiệp cần có những định hướng chiến lược và cách triển khai khác nhau để tối ưu hiệu quả chiến dịch và không làm lãng phí nguồn ngân sách.