Công nghệ AI đang trở thành cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất ngày nay, đi đâu chúng ta cũng nghe nói chuyện về nó. Các ứng dụng của AI đang gắn liền và bao trùm lên cuộc sống của chúng ta. Ví dụ như smart phone, máy tính, máy hút bụi trong ô tô, điều hòa, hay tủ lạnh… Tất cả đều dã được tích hợp AI.
Vậy chắc hẳn chúng ta, những người làm trong lĩnh vực công nghệ, hàng ngày tiếp xúc triển khai ứng dụng công nghệ, chúng ta có đang thờ ơ với AI không? Chắc chắn là có. Chúng ta đang nghĩ về AI như là một cái gì đấy cao siêu, không biết phải bắt đầu từ đâu và làm nó như thế nào. Một số người sau khi nhập môn một thời gian thì bỏ cuộc, coi như hết duyên với AI vì tiếp cận theo cách thông thường là nghiên cứu lý thuyết toán học: rất khó để hiểu hết.
Bản thân mình cũng đã trải qua 3 lần học về AI và kết quả là đều failed, không đi đến đâu. Lần đầu tiên là học nó trong trường học viện Kỹ thuật Quân sự với những môn học nhập môn như Trí tuệ Nhân tạo, Logic Mờ, thị giác máy tính… rất rất khó hiểu và khó triển khai thành sản phẩm thương mại. Sau đó tiếp tục mình theo học 2 khóa học AI ở bên ngoài: 1 khóa học AI trong lĩnh vực thị giác máy tính của bạn Phạm Đình Khánh (link blog: ) và 1 khóa học về xử lý ngôn ngữ tự nhiên (để tạo ra các con bot thông minh hỗ trợ khách hàng). Tuy nhiên cả 2 khóa học đều rất nặng về lý thuyết toán học và các thuật ngữ chuyên ngành khó nhớ, càng học, càng đọc mình càng nản và kết quả là bỏ học khi đi được 3/4 khóa học.
Gần đây, do yêu cầu của công việc, mình quay lại tìm hiểu về AI để triển khai sản phẩm cho khách hàng, tìm kiếm trên google, youtube mình thấy có nhiều bạn có cách tiếp cận mới khá hay đó là: Học AI thông qua các demo các bài toán thực tế, làm đến đâu tìm hiểu lý thuyết đến đó. Việc đọc hiểu code mẫu không phải khó với dân dev, cộng với kết quả đầu ra rõ ràng và cảm giác như mình làm ra nó thật sự làm cho mình tự tin hơn, có hứng thú hơn trong việc khám phá, nghiên cứu các bài toán AI khác. Vì vậy chuỗi bài viết này được tạo ra với mục đích truyền tải cách làm ra các ứng dụng AI một cách đơn giản nhất cho những người mới bắt đầu – những kỹ sư AI tương lai. Từ đó giúp họ có thêm niềm vui, hứng khởi hơn để tiếp tục trên con đường nghiên cứu AI rất dài phía trước.
Dưới đây là chuỗi các bài viết sẽ được đăng tải của Project: AI by Examples:
Day 1: AI by Examples: Cài đặt thư viện cơ bản cho project AI (1/2)
Day 2: AI by Examples: Cài đặt thư viện cơ bản cho project AI (2/2)
Day 3: AI by Examples: Code thử đọc dữ liệu từ file csv và biểu diễn dữ liệu lên đồ thị Matplotlib
Day 4: AI by Examples: Giới thiệu thư viện xử lý ảnh OpenCV, hướng dẫn cài đặt và một số ví dụ
Day 5: AI by Examples: Làm việc với cơ sở dữ liệu SQLite3
Day 6: AI by Examples: Nhận dạng khuôn mặt bằng thuật toán Haarcascade và OpenCV
Day 7: AI by Examples: Làm hệ thống chấm công bằng AI – Nhận diện khuôn mặt từ xa (1/2)
Day 8: AI by Examples: Làm hệ thống chấm công bằng AI – Nhận diện khuôn mặt từ xa (2/2)
Day 9: AI by Examples: Làm hệ thống nhận diện khuôn mặt và đo thân nhiệt trên Raspberry Pi4
Day 10: AI by Examples: Làm hệ thống nhắc nhở đeo khẩu trang phòng chống Covid 19
Day 11: AI by Examples: Làm hệ thống đếm phương tiện giao thông trên đường
Day 12: AI by Examples: Làm hệ thống nhận diện khu vực đông người và cảnh báo
Nếu thấy hay, có ích bạn hãy like, share ủng hộ mình, mỗi lượt like, share sẽ là động lực để mình tiếp tục cho ra mắt các bài tiếp theo nhanh hơn, chất lượng hơn phục vụ các bạn.
Hang in there, don’t give up!
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE