Trong giới khoa học, có một cái tên rất nổi, đó là Michio Kaku. Giáo sư Kaku hiện tại đang giảng dạy bộ môn vật lý lý thuyết tại đại học thành phố New York. Những tác phẩm được vị giáo sư 76 tuổi này chắp bút có thể kể đến như Physics of the Impossible, The Future of the Mind, Quantum Supremacy hay The God Equation: The Quest for a Theory of Everything.
Mới đây trong một cuộc phỏng vấn với Fareed Zakaria trên kênh CNN, giáo sư Kaku nói như thế này: “AI giờ giống cuộn băng ghi âm, chỉ biết nhặt nhạnh những mẩu văn bản trên web do con người tạo ra, ghép nối chúng lại với nhau rồi trả lại kết quả khiến mọi người tưởng thuật toán tạo ra được những câu chữ ấy. Rồi mọi người thì cứ trầm trồ, nói rằng AI tạo ra văn bản giống hệt như người.”
Giáo sư Kaku đặt ra một ví dụ, một việc mà chatbot AI không thể làm được, đó là không thể phân biệt đúng và sai, điều đó buộc phải để con người quyết định.
Thay vì cơn sốt AI, giáo sư Kaku lại cảm thấy háo hức hơn với thứ gọi là “cuộc cách mạng máy tính lần thứ ba. Ông vốn cũng là một nhà tương lai học, nghiên cứu và dự đoán tương lai dựa trên những xu hướng diễn ra trong quá khứ và hiện tại. Cuộc cách mạng đầu tiên mang ảnh hưởng lớn của Alan Turing với những cỗ máy analog dùng bánh răng, đòn bẩy và lò xo. Cuộc cách mạng thứ hai là khi con người phát minh ra transistor thay thế cho bóng đèn bán dẫn. Còn cuộc cách mạng thứ ba, theo giáo sư Kaku, sẽ liên quan tới máy tính lượng tử.
Ông tin rằng máy tính lượng tử sẽ ”giải mã được bí mật vũ trụ”, cho phép tạo ra những phương thuốc chữa những căn bệnh nan y như ung thư, Parkinson và Alzheimer.
Tương tự, Yann LeCun, một trong số những nhà nghiên cứu được coi là “cha đỡ đầu của công nghệ AI”, hiện đang làm việc tại Meta với chức danh giám đốc nghiên cứu AI cũng có quan điểm giống giáo sư Kaku, cho rằng việc AI có thể trở thành nguy cơ với loài người là “tương đối nực cười và lố bịch”. Vị này trong một cuộc phỏng vấn với BBC hồi tháng 6 cho rằng: “AI liệu có thống trị thế giới không? Câu trả lời là không, vì hiện giờ nó chỉ là máy móc mô tả bản chất con người mà thôi.”
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE