Khi nói về hình mẫu thành công, chúng ta thường liên tưởng đến hình mẫu thông minh sáng láng, trí tuệ vượt trội hơn so với phần còn lại. Chúng ta cũng thường được nghe đến câu nói “Thái độ quan trọng hơn trình độ”. Vậy cái nào mới đúng?
Trong một nghiên cứu đến từ trường Đại học Stanford , nhà tâm lý học Carol Dweck chỉ ra rằng thái độ là chỉ số quan trọng hơn để dự đoán về sự thành công của bạn – hơn là chỉ số IQ. Nghiên cứu đưa ra rằng thái độ của một người thường rơi vào 2 trạng thái: tư duy cố hữu (fixed mindset) và tư duy phát triển (growth mindset). Vậy cùng tìm hiểu xem 2 tư duy điển hình này là gì nhé:
Những người có tư duy cố hữu thường cho rằng bản chất mình đã vốn như vậy và mình không thể thay đổi. Điều này tạo ra rào cản cho họ khi họ gặp một khó khăn hay thử thách gì đó vượt ngoài năng lực hiện tại của mình. Họ sẽ thường tự nhủ “Ồ cái này vượt ngoài khả năng của mình; chắc cái này mình không thể xử lý được đâu,..” tất cả những điều này tạo nên rào cản cho họ trong việc tìm ra giải pháp.
Fixed mindset khiến chúng ta suy nghĩ đến khó khăn trước khi kịp nghĩ đến giải pháp. Những người nằm trong nhóm Fixed mindset thường sẽ bắt đầu với “Nhưng mà… cái này có rủi ro A, B, C,…”
Ngược lại với fixed mindset là tư duy phát triển (growth mindset). Những người với growth mindset tin rằng nỗ lực quyết định thành công. Họ sẵn sàng đối đầu với thử thách, coi đó là một cơ hội để học hỏi cái mới và biết thêm các kiến thức mới.
Thường chúng ta cho rằng là những thứ như sự thông minh là yếu tố quyết định lên thành công, đúng là nó có ảnh hưởng nhưng ở một mức độ khá là hạn chế. Yếu tố quan trọng trong việc quyết định thành công là việc bạn sẵn sàng đối đầu với khó khăn và thử thách ở mức độ nào? Những người với tư duy growth mindset sẽ sẵn sàng đối đầu các thử thách này với một tâm thế tích cực thay vì nghĩ nó như một thứ cản trở.
Vậy nếu bạn đã đọc đến đây thì bạn cũng sẽ quan tâm là: làm thế nào để tôi có thể nằm trong nhóm growth mindset? Dưới đây là một số chiến lược giúp bạn phát triển được tư duy growth mindset.
Nếu bạn đã từng thấy có nhiều thứ rất vô vọng và không thể có giải pháp giải quyết, cảm giác mình ở dưới đáy xã hội và không biết phải làm gì thì nên nhớ Walt Disney đã từng bị đuổi khỏi tòa soạn the Kansas City Star vì “thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng gì hay ho cả”, Oprah Winfrey bị đuổi khỏi một đài truyền hình ở Baltimore vì “quá đầu tư cảm xúc trong các câu chuyện của mình”, Henry Ford từng thất bại với hai công ty xe hơi trước khi thành công với Ford, và Stephen Spielberg từng bị từ chối bởi trường Cinematic Arts nhiều lần.
Với fixed mindset họ sẽ không thể vượt qua những giờ phút khó khăn vậy, hãy để tư duy growth mindset dẫn dắt bạn lúc khó khăn, mọi thứ chỉ là thử thách và thông qua đó bạn sẽ học hỏi và phát triển được thêm nhiều thứ mới.
Một lý do quan trọng khiến những người có growth mindset vượt qua được nỗi sợ hãi của họ khi gặp khó khăn đó là vì họ dũng cảm hơn phần còn lại. Họ hiểu cơn bão phía trước có thể nuốt chửng họ nhưng thay vì ngồi suy nghĩ có những rủi ro hay khó khăn nào có thể gặp phải, họ chỉ đơn giản là làm, làm và không sợ hãi gì cả.
Những người với growth mindset hiểu rằng cứ ngồi đó suy tưởng sẽ không giúp cho tình hình tốt hơn. Họ chỉ đơn giản là hành động, vì chỉ khi hành động họ mới biết cái gì đang xảy ra và đón chờ họ.
1.01^365 = 37.8
0.99^365 = 0.03
Đây là một biểu thức nổi tiếng trên mạng minh họa một cách trực quan về việc nếu mỗi ngày chúng ta cố 1% so với mỗi ngày chúng ta lười 1% thì kết quả chênh lệch sau 1 năm là bao nhiêu. Những người với growth mindset đều nỗ lực để mỗi ngày tiến thêm 1 – 2%, đẩy giới hạn của họ lên liên tục vì họ hiểu những sự khác biệt nhỏ sau tích lũy một thời gian sẽ đem lại sự khác biệt to lớn thế nào với những người từ bỏ khi đạt giới hạn.
Trong thể thao khi các vận động viên cố gắng phá vỡ giới hạn của mình trong một buổi tập thì các tế bào cơ sẽ bị phá vỡ, gây đau đớn nhưng sau đó nó sẽ tái tạo và quen với cường độ đó. Đây cũng là một ví dụ điển hình trong việc phá vỡ giới hạn và sau đó chúng ta sẽ tiến thêm được các bước tiến mới.
Fixed mindset làm vậy, growth mindset không. Một người với growth mindset hiểu tính linh hoạt (flexible) quan trọng như thế nào và việc một kế hoạch bị thay đổi theo cách không mong muốn là điều thường xuyên. Khi kế hoạch bị thay đổi, thay vì phàn nàn thì bắt tay vào xử lý.
Điều đáng sợ nhất sau mỗi lần thất bại không phải là kết quả, mà là không học được gì sau khi thất bại. Chúng ta có thể thất bại rất nhiều lần nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc thất bại sẽ giúp chúng ta trưởng thành lên nếu chúng ta không học hỏi được gì từ nó.
Việc lượng hóa các đầu công việc, theo dõi được toàn bộ các tiến trình với các bộ chỉ số sẽ giúp chúng ta hiểu chúng ta bị chết ở giai đoạn nào và rút ra được kinh nghiệm gì từ thất bại đó.
Bài viết được trích dẫn từ trang: https://careerprep.vn/ki-nang/mindset-thai-do-hay-trinh-do-quan-trong-hon/
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE