Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Cách nghe nhạc giúp tập trung học & làm việc hiệu quả

Âm nhạc có giúp bạn tập trung không? Câu trả lời ngắn gọn là – CÓ!

Tuy nhiên, không phải bản nhạc nào cũng có thể giúp bạn tập trung được. Và không phải cách nghe nhạc nào cũng đem lại hiệu quả như ý muốn.

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra âm nhạc hay việc nghe nhạc có khả năng kích thích trí não, đem lại những ảnh hưởng tốt, giúp não phản xạ tốt hơn, giải phóng dopamin- chất dẫn truyền thần kinh hay còn được biết là chất xúc tác hạnh phúc, giúp cải thiện tâm trạng và duy trì sự tập trung.

Nghe nhạc trong khi học, bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Ghi nhớ tốt hơn
  • Tăng lưu trữ thông tin
  • Tập trung hiệu quả
  • Tối đa hóa khả năng học tập

3 yếu tố cần cân nhắc trước khi sử dụng âm nhạc làm việc, học tập

Những yếu tố này được xây dựng dựa trên nghiên cứu của tiến sĩ Stacey Dobbs và các đồng nghiệp, bao gồm:

Tính chất của bản nhạc. Nếu bài hát bật lên có thể khiến bạn ngân nga hát, sẽ không có lợi ích gì đối với công việc của bạn. Bởi thay vì làm việc, thì bạn đang ngồi ngân nga hát mất rồi.

Độ khó công việc. Bạn cần hiểu rõ công việc mình đang làm. Việc sử dụng âm nhạc hiệu quả nhất khi thực hiện những nhiệm vụ không đòi hỏi giữ nhiều thông tin chẳng hạn làm toán, giải quyết tình huống – những việc cần khả năng tư duy logic. Ngược lại, nếu bạn nghe nhạc khi cần phải đọc hiểu nhiều tài liệu, hoặc những công việc phức tạp hơn, âm nhạc sẽ không phát huy tác dụng.

Tính cách của bạn. Có sự khác biệt về môi trường học tập giữa người hướng nội và người hướng ngoại. Người hướng nội sẽ làm việc hiệu quả hơn khi ở trong không gian yên tĩnh, ít tiếng động. Và phản xạ kém hơn trong những bài test đọc hiểu như gợi nhớ thông tin khi xung quanh có nhạc nền. Cùng là kiểu test đó, những người hướng ngoại lại tỏ ra vượt trội hơn hẳn khi ở trong môi trường có âm nhạc.

Ngoài 3 yếu tố trên, thì còn 1 yếu tố quan trọng không kém mà bạn cần chú ý là âm tiết và danh sách bài hát bạn lựa chọn. Tránh những bài hát có tiết tấu biến đổi liên tục, hoặc một list nhiều thể loại khác nhau, bạn sẽ bị xao nhãng bởi chúng đấy.

Theo định luật về cảm xúc Yerkes – Dodson, chúng ta sẽ tập trung kém hiệu quả nhất khi sự hưng phấn ở mức quá thấp hoặc quá cao.

Hướng dẫn cách nghe nhạc tăng tập trung hiệu quả

  • Lựa chọn những bản nhạc không lời, tiết tấu nhẹ nhàng, vừa phải.
  • Cân nhắc tính chất nhiệm vụ để quyết định xem nghe nhạc làm việc có phù hợp không.
  • Chọn môi trường làm việc dựa trên đặc điểm tính cách của bạn.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một kỹ thuật có tên RAM (Relaxation, active learning, và memory consolidation) của Ryan Levesque người sáng lập ra Rocket Memory. Đây là một phương pháp học tập và làm việc rất hiệu quả với âm nhạc. Cụ thể:

  1. Trước khi học 3 – 5 phút, bạn hãy chọn những bài nhạc mình thích (thể loại nào cũng được nhé), nghe nó để thoải mái thư giãn. Mục đích việc này là đưa não bộ vào trạng thái hoạt động tối ưu nhất.
  2. Tiếp đó, khi bạn bắt tay vào công việc, hãy chọn cho mình những bài nhạc cổ điển không lời để não bộ có thể tiếp nhận và xử lý thông tin hiệu quả nhất. Nhạc của Beethoven, Mozart, Tchaikovsky… rất phù hợp lúc này.
  3. Cuối cùng, để não bộ có thể lưu trữ kiến thức vào bộ nhớ dài hạn để phục vụ cho những lần tiếp theo, không gì tốt hơn những bản nhạc Baroque, Melodic và cổ điển. Bạn có thể chọn nhạc của Corelli, Handel, Bach.

*********************************************************************************

Nguồn bài viết: Modafinilvn.com