Làm việc trong ngành CNTT, chắc chắn nhiều bạn đã trải qua nhiều dự án thất bại, và đã học được nhiều bài học đắt giá. Bài viết này sẽ chia sẻ quan điểm cá nhân của mình về những dự án thế này
Trong giới IT hay gọi những dự án kiểu này là “Cháy dự án”, tuy nhiên cháy thì cũng có năm bẩy loại. Cháy âm ỉ, cháy dữ dội, và cuối cùng không phải cháy nữa mà nổ bom roài.
Các thể loại cháy dự án
Cháy âm ỉ là kiểu cháy nhỏ lửa, liu riu như kho cá, có thể xảy ra trong các dự án làm kiểu agile, chia làm nhiều sprint. Mỗi sprint bị delay 1 ít, độ 1, 2 hôm, chú PM chủ quan, các sếp thì không để ý vì cho là chuyện nhỏ
Thế nhưng kiểu cháy này gây nguy hiểm về lâu dài, mỗi lúc trễ 1 ít, dần dần tích tiểu thành đại, cuối cùng thì thành trễ cả dự án, sản phẩm cuối cùng release không đúng hạn, giống như cho ếch vào nồi nước lạnh, rồi đun nước.
Kết cục là
Sau khoản cháy âm ỷ là cháy dữ dội, giống như bật lửa to khi xào thịt bò, lửa cháy bừng bừng, bốn phương tám hướng. Dự án không chỉ delay mà chất lượng sản phẩm cũng có vấn đề, khách hàng liên tục than phiền, lúc này thì các ban bệ như BUL, Manager phải nhảy vào, đội QA ngày đêm tuần tra, súng ống lăm lăm trong tay để giám sát quy trình, check choác quality, abc, xyz
Sẽ biến đổi về lượng dẫn tới sự biến đổi về chất, cháy lâu thì sẽ nổ, mà nổ là nổ như bom luôn, tất nhiên bom thì cũng năm bẩy loại, từ cỡ mìn sát thương, cho tới bom B52, bom nhiệt hạch. Mấy giai đoạn cháy kia thì cùng lắm nghe chửi, nhưng đên lúc này, dự án có khả năng đổ bể vì không thể cứu vãn, khách hàng ngừng hợp đồng, mất khách hàng, cả đơn vị có nguy cơ mất việc, đói mốc mồm, càng thấm thía lời khuyên của thánh nữ Ngọc Trinh
Nguyên nhân cháy dự án
Nguyên nhân thì có cả 1001 cái, estimate sai, đáng làm 10 estimate có 1, cháy. Nhân lực yếu, dự án khó cần level cao senior nhưng tuyển mấy chú fresher vào cho rẻ, cháy. PM ngu quản lý kém, không control được tiến độ, cháy. Khách hàng đại bựa, tiền ít mà cứ đói hít…ồn thơm, trả có tí tiền mà nay change request, mai lại đòi CR, thay requirement như thay underware, khiến đội dự án chạy theo không kịp, cháy tiếp. Ngoài ra còn có thể loại tại …ông giời, như khi kickoff dự án, cúng bái không cẩn thận, khoang làm việc không xem hướng, chọn ngày xấu để start dự án, chưa kể đặt tên dự án xui xẻo như Daitan team, nghe như giải tán, Tangtoc project , vân vân và mây mây. Tóm lại là đủ loại nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan.
Giải cứu dự án
Giống kiểu phim giải cứu binh nhì Ryan, khi dự án cháy, các sếp sẽ thành lập đội Task Force, đội đặc nhiệm phản ứng nhanh, toàn các tay chiến binh, code như rồng bay, phượng múa, chém gió như nhả ngọc phun châu, mục tiêu vào cứu dự án, đưa dự án đến bến bờ thành công, nói ngắn cho nó vuông là vào hốt shit
Đội taskforce sẽ bao gồm các thành phần như SA, Dev, BA, QA tùy dự án, họ sẽ rà soát loại toàn bộ quá trình làm việc, detect ra những issue của dự án, xây dựng là quy trình làm việc, trực tiếp vào xử lý các vấn đề kĩ thuật. Tóm lại bằng mọi giá lấy lại niềm tin của khách hàng. Kết quả là OT triền miên, làm việc mém mồm, nhiều đồng chí hi sinh trên đường làm nhiệm vụ.
Và khi dự án thành công, đội taskforce sẽ được vinh danh, các lều báo như dưa chuột, khoai lang (Fsofter biết cái này) bắt đầu nhẩy zô phỏng vấn chụp ảnh giật tít kinh hồn kiểu như Dự án X thành công vang dội với 100 điểm CSS, Project Y đã vượt qua giai đoạn pilot với chất lượng không thể tin nổi, vân vân và mây mây, sau đó các khoản tiền thưởng, thanh niên A được thưởng …500K đồng cho nỗ lực tuyệt vời cứu dự án, cụ già B được tài trợ hẳn …10 ngày nằm viện miễn phí tại bệnh viện do đã OT liên tục nhiều tháng…
Kết luận
Qua những dự án thất bại mới thực sự học hỏi được nhiều thứ từ việc quản lý process, nhân lực cho đến kĩ thuật, bị chửi nhiều thì mới khôn ra. Nếu dự án nào cũng bình bình, không lên cũng chả xuống, làm xong rồi deliver thì cuộc sống của kỹ sư CNTT cũng quá bình thường như cân đường hộp sữa. Trải qua như dự án cháy như trên mới thực sự trưởng thành.
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE