Trong suốt một năm, thời tiết thay đổi, những lúc trái gió trở trời chắc hẳn cũng có ít lần chúng ta hoặc người thân bị ốm. Trong trường hợp phải nghỉ việc vì ốm đau hoặc để chăm sóc con cái, chúng ta có thể nhận được trợ cấp từ BHXH. Tuy nhiên, không ít người chưa nắm được thủ tục và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để hưởng chế độ này. Dưới đây là một số thông tin về chế độ ốm đau hưởng trợ cấp BHXH chúng ta nên nắm chắc để có thể chuẩn bị khi cần.
– NLĐ (người lao động) đang tham gia BHXH bắt buộc bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ (tai nạn lao động) hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do TNLĐ, BNN (bệnh nghề nghiệp) phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
– NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
– NLĐ bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP.
– NLĐ nghỉ việc điều trị lần đầu do TNLĐ, BNN.
– NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.
a. Bản thân ốm
+ Tối đa 30 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;
+ Tối đa 40 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Tối đa 60 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
Trong đó: + Tiền lương tháng đóng BHXH : tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
+Số ngày nghỉ: số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
b. Ốm dài ngày
+ Theo danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày của Bộ Y Tế.
+ 180 ngày bao gồm nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần (75%).
+ Nếu quá 180 ngày thì chỉ tối đa bằng thời gian đóng BHXH
+ 180 ngày đầu được tính theo tỷ lệ 75%/1 ngày nghỉ hưởng chế độ
+ 65% nếu đóng BHXH từ 30 năm trở lên.
+ 55% nếu đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm.
+ 50% nếu đóng BHXH dưới 15 năm.
c. Con ốm
+ 20 ngày làm việc/năm nếu con dưới 3 tuổi
+ 15 ngày làm việc/năm nếu con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi
– Trường hợp điều trị nội trú:
a) Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi.
– Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.
b) Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
– Trường hợp điều trị ngoại trú:
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính).
– Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của 1 trong 2 người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
+) Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ nêu tại 2 điểm trên được thay bằng bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
Mẫu Giấy ra viện (Nguồn: luattoanquoc.com)
Mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (Nguồn: benhvienk.vn)
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.
Nguồn tham khảo: https://baohiemxahoidientu.vn/
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE