Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Chiếc tua vít trừu tượng

Một số sinh viên ngành điện được giao nhiệm vụ hoàn thành một mạch điện đơn giản. 97% sinh viên than phiền rằng họ không có đủ dây điện để hoàn thành mạch điện. Chỉ 3% sinh viên còn lại hoàn thành được mạch điện. Nhóm 97% muốn có “dây điện”, và vì không có dây điện nên họ không thể hoàn thành nhiệm vụ. Nhóm 3% thì có một khái niệm khái quát, chung chung và không rõ nét về “vật kết nối”. Vì không có dây điện nên họ đã nhìn xung quanh mình để tìm một vật kết nối khác. Họ đã sử dụng chiếc tua vít để nối mạch điện hoàn chỉnh.

Hầu hết những lợi thế của bộ não con người trong vai trò bộ máy tư duy đều bắt nguồn từ những nhược điểm của nó trong vai trò là bộ máy thông tin. Bởi vì bộ não không lập tức hình thành những hình ảnh chi tiết và chính xác, nên chúng ta có một kho lưu trữ những hình ảnh mờ ảo, khái quát và chung chung, những hình ảnh mà sau này sẽ trở thành các khái niệm.

Những hình ảnh mờ ảo, khái quát và chung chung này hết sức hữu dụng trong tư duy.

Hãy xem xét sự khác nhau giữa hai yêu cầu sau:

– “Tôi muốn một ít keo để ghép hai miếng gỗ này lại với nhau.”

– “Tôi muốn một cách nào đó để ghép hai miếng gỗ này lại với nhau.”

Yêu cầu đầu tiên rất cụ thể. Nếu không có keo dán thì nhiệm vụ này không thể hoàn thành. Nhưng có khi keo không phải là cách tốt nhất để ghép hai miếng gỗ lại với nhau trong trường hợp này.

Yêu cầu thứ hai gợi ra nhiều cách khác để ghép hai miếng gỗ lại với nhau: keo, đinh, vít, kẹp, dây thừng, khớp nối… Yêu cầu này vừa cho phép ta linh hoạt sử dụng công cụ khác nếu không có keo, vừa giúp ta có thể cân nhắc những phương án khác.

Người tư duy tốt là người rất giỏi đi từ chi tiết đến tổng thể, từ đặc trưng đến khái quát – rồi đi ngược lại. Khả năng đó thường được gọi là khả năng trừu tượng hóa.

Ref: https://trainghiemsong.vn/tren-doi-ai-hon-ai-chi-o-5-buoc-nay/