Named Arguments
sẽ cho phép truyền biến số vào trong function dựa theo tên của tham số đó thay vì vị trí của tham số đó. Điều này giúp việc định nghĩa function sẽ linh hoạt hơn, không phụ thuộc vào thứ tự và cho phép bỏ qua các param có giá trị mặc định.
ví dụ :
// Using positional arguments:
array_fill(0, 100, 50);
// Using named arguments:
array_fill(start_index: 0, num: 100, value: 50);
Bạn không cần quan tâm thứ tự của các tham số đã được đặt tên
array_fill(value: 50, num: 100, start_index: 0);\
Bằng việc đặt tên tham số, lời gọi làm sẽ ngắn gọn hơn
// Phiên bản cũ
htmlspecialchars($string, default, default, false);
// PHP 8
htmlspecialchars($string, double_encode: false);
// Phiên bản cũ
array_slice($array, $offset, $length, true);
// PHP 8
array_slice($array, $offset, $length, preserve_keys: true);
Attributes
là tính năng mới cho phép chúng ta bổ sung thông tin về cấu trúc code, thông tin về metadata trong code như: class, method, function, params. Giống như khái niệm Annotations trong Java, Decorators trong Python, Javascript, Attributes
ở PHP 8 sẽ mang tới thông tin metadata có thể truy cập ở runtime thông qua Reflection API
.
Ví dụ
// PHP 7
class PostsController
{
/**
* @Route("/api/posts/{id}", methods={"GET"})
*/
public function get($id) { /* ... */ }
}
// PHP 8
class PostsController
{
#[Route("/api/posts/{id}", methods: ["GET"])]
public function get($id) { /* ... */ }
}
Thay vì viết PHPDoc, chúng ta có thể viết metadata với cú pháp PHP
Hiện tại để viết một object đơn giản chúng ta cần viết kha khá số lượng code, việc lặp lại các dòng code định nghĩa thuộc tính khiến code trở nên rườm rà hơn
class Point {
public float $x;
public float $y;
public float $z;
public function __construct(
float $x = 0.0,
float $y = 0.0,
float $z = 0.0,
) {
$this->x = $x;
$this->y = $y;
$this->z = $z;
}
}
Với PHP 8, hàm __construct
đã có thể nhận vào các thuộc tính được định nghĩa cụ thể, PHP sẽ thông dịch để tạo ra cả thuộc tính của object, tham số của hàm construct và đồng thời gán giá trị cho thuộc tính đó luôn. Nội dung trong constructor có thể trống hoặc chứa các công việc khác.
class Point {
public function __construct(
public float $x = 0.0,
public float $y = 0.0,
public float $z = 0.0,
) {}
}
Union types
cho phép thuộc tính thuộc nhiều kiểu dữ liệu khác nhau, thay vì 1 kiểu như hiện tại. Ở PHP 8, biến số union types
được định nghĩa theo cú pháp T1 | T2 | T3 | ...
. null
cũng là 1 kiểu dữ liệu được hỗ trợ trong union types
T1 | T2 | null` được sử dụng để tạo ra biến có thể gán giá trị null. Ví dụ
PHP 7
class Number {
/** @var int|float */
private $number;
/**
* @param float|int $number
*/
public function __construct($number) {
$this->number = $number;
}
}
new Number('NaN'); // Ok
class Number {
public function __construct(
private int|float $number
) {}
}
new Number('NaN'); // TypeError
match
gần giống với switch
, với mô tả :
match
có thể chứa kết quả trong biến hoặc trả về trực tiếpmatch
không cần sử dụng break;
để dừng, nó sẽ trả về kết quả với lần match đầu tiênmatch
thực hiện một so sánh chính xác tới kiểu dữ liệu luônPHP 7
switch (8.0) {
case '8.0':
$result = "string";
break;
case 8.0:
$result = "integer";
break;
}
echo $result;
//> string
PHP 8
echo match (8.0) {
'8.0' => "string",
8.0 => "integer",
};
//> integer
match
có thể gộp nhiều kết quả , giống như logic OR
và có hỗ trợ default
<?php
$expressionResult = match ($condition) {
1, 2 => foo(),
3, 4 => bar(),
default => baz(),
};
?>
Nếu expression không match bất kỳ kết quả nào thì nó sẽ throw ra \UnhandledMatchError $e
$condition = 5;
try {
match ($condition) {
1, 2 => foo(),
3, 4 => bar(),
};
} catch (\UnhandledMatchError $e) {
var_dump($e);
}
Toán tử nullsafe giúp chúng ta đơn giản hơn trong việc xử lý giá trị nếu object bạn truy cập null
Trong phiên bản PHP 7, chúng ta phải kiểm tra giá trị có null
hay không rồi mới tiếp tục truy cập tiếp
PHP 7
$user = null;
if ($user !== null) {
$address = $user->address;
if ($address !== null) {
$city = $address->getCity();
if ($city !== null) {
$country = $city->country;
}
}
}
giờ đây, code đã được viết ngắn gọn hơn rồi
$country = $user?->address?->getCity()?->country;
PHP 8 giới thiệu cơ chế biên dịch JIT mới.
JIT compiler chạy sau khi chương trình được khởi tạo và biên dịch lại những đoạn code (thường là bytecode hoặc là một dạng tương tự để các Virtual Machine có thể hiểu được) giúp cho ứng dụng chạy nhanh hơn. JIT có thể truy xuất vào các câu truy xuất tại thời điểm “Runtime” trong khi các compiler khác không thể và từ đó chọn lọc được ra những function mà thường xuyên được sử dụng từ đó có thể tối ưu giúp chương trình thực thi hiệu quả và nhanh hơn.
Đây là phương thức phổ biến mà được sử dụng rất nhiều từ Java Virtual Machine (JVM), V8 JavaScript VM, CLR (.net) hay HHVM (Một phiên bản PHP được cách tân bởi Facebook).
Tracing JIT, cho thấy hiệu suất tốt hơn 3 lần, cải thiện performance của các ứng dụng chạy trong thời gian dài tới 1.5 đến 2 lần. Về lý thuyết, JIT (Just-In-Time) sẽ tăng tốc độ của một ứng dụng do cách nó xử lý việc biên dịch các tập lệnh PHP.
Hầu hết các chức năng nội bộ hiện ném Error exception nếu việc xác thực các tham số không thành công.
/*** PHP 7 ***/
strlen([]); // Warning: strlen() expects parameter 1 to be string, array given
array_chunk([], -1); // Warning: array_chunk(): Size parameter expected to be greater than 0
/*** PHP 8 ***/
strlen([]); // TypeError: strlen(): Argument #1 ($str) must be of type string, array given
array_chunk([], -1); // ValueError: array_chunk(): Argument #2 ($length) must be greater than 0
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE