Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Component Testing

thumbnail
  1. Component Testing là gì ?
  2. Mục Tiêu của Component Testing 
  3. Cơ sở kiểm tra Component Testing
  4. Đối tượng kiểm tra Componnet Testing
  5. Loại defects và failures
  6. Ai thực hiện Component Testing ?

1. Component Testing là gì ?

Component Testing ( còn được gọi là unit testing hoặc module testing) là một loại kiểm thử được thực hiện trên từng thành phần riêng lẻ một cách riêng biệt mà không tích hợp với các thành phần khác.

2. Mục tiêu của Component Testing

  • Giảm rủi ro
  • Xác định xem liệu các hành vi chức năng và phi chức năng của thành phần có được thiết kế và chỉ định không.
  • Xây dựng niềm tin vào chất lượng của thành phần 
  • Tìm ra các khuyết tật (defect) trong thành phần 
  •  Ngăn chặn các khuyết tật (defect) rò rỉ từ các cấp độ kiểm tra cao hơn

3. Cơ sở kiểm tra Component Testing

  • Thiết kế chi tiết ( Detailed Design)
  • Code
  • Mô hình data (Data model )
  • Đặc điểm kĩ thuật của thành phần (Component specifications)

4. Đối tượng kiểm tra Componnet Testing

  • Các thành phần , đơn vị hoặc modules
  • Code và cấu trúc data
  • Các lớp (classes)
  • Database modules

5. Loại defects và failures

  • Chức năng không đúng ( ví dụ như không được miêu tả trong tài liệu đặc tả thiết kế ,…)
  • Các vấn đề về luồng data
  • Code và logic không đúng

Các defects thường được sửa ngay sau khi chúng được tìm thấy ở trong loại test này, thường không có quản lý lỗi chính thức. Tuy nhiên,khi các nhà phát triển báo cáo lỗi, điều này cung cấp thông tin quan trọng để phân tích nguyên nhân gốc rễ và cải tiến quy trình.

6. Ai thực hiện Component Testing ?

  • Component Testing thường được thực hiện bởi nhà phát triển (DEV) người mà đã viết code. Các Dev có thể luân phiên phát triển thành phần với việc tìm và fix defects.
  • Các nhà phát triển thường sẽ viết và thực thi các bài kiểm tra sau khi đã viết code cho một thành phần.
  • Note : trong mô hình phát triển Agile, việc viết các trường hợp component test tự động có thể trước khi viết code ứng dụng

Link tham khảo

https://blog.haposoft.com/kiem-thu-phan-mem-cac-muc-kiem-thu/