Digital Transformation là gì?
Digital Transformation có nghĩa là chuyển đổi kỹ thuật số là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số mới, nhanh và thường xuyên thay đổi để giải quyết các vấn đề thường sử dụng điện toán đám mây, giảm sự phụ thuộc vào phần cứng do người dùng sở hữu nhưng tăng sự phụ thuộc vào các dịch vụ đám mây dựa trên đăng ký.
Trong một thời đại công nghệ số, thế giới cũng vì vậy mà ngày càng trở nên số hóa hơn bao giờ hết, thì Digital Transformation cũng chính là một trong những xu hướng chuyển đổi tất yếu mà mọi doanh nghiệp đều phải nắm được.
Digital Transformation và sự ảnh hưởng vô cùng lớn
Có một lý do khiến một doanh nghiệp phải bắt kịp với xu thế chuyển đổi số chính là “muốn sống phải thay đổi”.
Khi mà thị trường đang phát triển nhanh như vũ bão, thì một doanh nghiệp không thể dửng dưng trước sự thay đổi đó, vì thế Digital Transformation là yếu tố sống còn để doanh nghiệp tồn tại và phát triển giữa thị trường bao phủ bởi công nghệ như hiện nay.
Theo một nghiên cứu đến từ các Marketer thì 5 trụ cột trong công thức thành công của chuyển đổi số như sau:
Thiếu bất cứ một yếu tố nào, doanh nghiệp sẽ gặp tình trạng lệch nhịp, dẫn đến kết quả là triển khai thất bại. Chủ doanh nghiệp không biết lý do chính xác nằm ở đâu, mọi tội lỗi phần lớn sẽ do Công Nghệ “đứng mũi chịu sào”. Theo nghiên cứu của IDC “FutureScape: Dự đoán chuyển đổi số toàn cầu đến cuối năm 2019, chi tiêu chuyển đổi kỹ thuật số (DX) sẽ đạt 1,7 nghìn tỷ USD trên toàn cầu, tăng 42% so với năm 2017.”
Digital Transformation đã len lỏi vào các thương hiệu như thế nào?
Một yếu tố quan trọng của chuyển đổi số tất nhiên không ai khác chính là “công nghệ”. Nhưng thông thường, đó là sự thay đổi các quy trình đã lỗi thời và công nghệ cũ hơn sẽ được thay thế bằng công nghệ mới. Các Dashboard nghiên cứu cho thấy rằng trong năm tài chính 2017, hơn 70% là dành cho sự thay đổi công nghệ, các đối thủ chính là yếu tố đầu tiên khiến thúc đẩy doanh nghiệp phải thay đổi trong thời đại chuyển đối số.
Starbucks
Nếu muốn nhìn rõ nhất thương hiệu nào chịu sự thúc đẩy của Digital Transformation thì hãy nhìn vào Starbucks. Đây là một thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới, thế nhưng giờ đây họ đã phải thúc đẩy chuyển đối số (Digital Transformation). Họ không đơn thuần là cà phê nữa, Starbucks giờ đây biến thành một công ty công nghệ. Adam Brotman – Giám đốc Marketing chia sẻ: “Những gì mà họ làm trong số hoá là để nâng cao, tăng cường kết nối với khách hàng dựa vào số hoá, chỉ theo cách mà chỉ Starbucks mới có thể làm được”. Hãng đã sử dụng ứng dụng di động cho phép đặt nước uống, thanh toàn tiền cà phê trước khi tới quán, giúp cho khách hàng không phải chờ đợi, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Ngay tại Việt Nam hãng cũng áp dụng công nghệ nạp tiền vào thẻ, khách hàng chỉ cần mang thẻ mỗi lần đến cửa hàng mà không cần bất kỳ phương tiện thanh toán nào khác.
Walmart
Tiếp theo là về đại gia bán lẻ hàng đầu thế giới Walmart, vào năm 2011 đứng trước đối thủ Amazon vượt mặt trên thị trường Online buộc họ phải thay đổi. Xây dựng nên Walmart Lab tập trung các “siêu nhân”, cho phép các dự án được “khởi nghiệp, trải nghiệm và linh hoạt”. Trong suốt quá trình nghiên cứu họ nhận ra rằng dữ liệu là điều cực kỳ quan trọng và Digital Transformation từ từ đến với Walmart. Walmart kết hợp giữa thế mạnh cửa hàng truyền thống, mạng lưới phân phối với kênh online và trải nghiệm di động. Walmart cũng chúnh là câu chuyện điển hình, có nhiều bà học quý giá cho các công ty kinh doanh từ Offline sang online. Walmart sử dụng công nghệ thu thập kho dữ liệu thu thập được, hãng đề xuất những gói hàng liên quan, thanh toán đơn giản, thông tin cửa hàng gần nhất cho người dùng. Walmart còn thực hiên điều này bằng cách phân tích hàng vi mua sắm cá nhân, lịch sử tìm kiếm, các tương tác website khác nhau cũng như trên Social media. Chính bởi sự phát triển mạnh mẽ của Digital Transformation khiến hãng phải thay đổi, và sự thay đổi tất cả về công nghệ này đem lại tín hiệu cực kỳ khả quan khi hãng dần chiếm lại thị phần vào tay, thậm chí cạnh tranh với Amazon trên mặt trận Online.
Sự cạnh tranh và thay đổi của công nghệ chính là điều thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hoá và ứng dụng Digital Transformation vào trong quá trình hoạt động của mình. Những nhân tố này làm ảnh hưởng đến các chiến lược kinh doanh của hãng, thế nhưng đấy là điều nên làm với doanh nghiệp trong khi thị trường đang thay đổi hàng ngày.
Điểm danh những xu hướng Digital Transformation trong năm 2020
Chatbot
Chatbot có thể hiểu là trí thông minh nhân tạo hay một chương trình máy tính tiến hành một cuộc trò chuyện theo phương pháp văn bản hoặc thính giác.
2019 được xem là một trong những năm đem lại bước tiến lớn cho ứng dụng Chatbot khi nó không chỉ được hoàn thiện hơn rất nhiều so với phiên bản trước mà nó cũng đạt được bước tiến lớn trong việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên của con người cũng như phân tích biểu hiện cảm xúc.
Theo dự đoán, đến cuối năm 2019 sẽ có khoảng 40% các doanh nghiệp áp dụng công nghệ Chatbot vào trong các hoạt động sản xuất của đơn vị mình, biến Chatbot trở thành một trong những mô hình chuyển đổi số hóa hàng đầu trong năm nay.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng vẫn có nhiều dự đoán cho rằng các doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng tay nghề của người lao động hơn là việc thay thế họ bằng máy móc, vì có thể ở những góc độ khác máy móc sẽ mang đến năng suất kết quả cao hơn thế nhưng nó vẫn còn ồn tại nhiều điểm không hài lòng để mang lại cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời hơn.
Điện toán đám mây
Hiện nay các doanh nghiệp đang dần nhận ra rằng nếu chỉ sử dụng riêng lẻ bằng việc kết nối đám mây công cộng, hay các đám mây riêng tư, hoặc trung tâm dữ liệu thì đó hoàn toàn không phải là một lựa chọn tốt. Đó là chưa kể thêm những trường hợp họ gặp phải những trường hợp như cần phải kết hợp lại. Bởi thế mà để có thể bắt kịp nhu cầu thay đổi của doanh nghiệp, quá trình kết nối đám mây này vẫn luôn phải tiếp tục được cải thiện các tính năng như: lưu trữ, kết nối, bảo mật hoặc phát triển ứng dụng…
Blockchain
Blockchain có vẻ dường như chỉ là khái niệm gắn liền với tiền điện tử, cũng bởi thế mà nhiều người thường cho rằng Blockchain chỉ có thể là một chiến lược tiếp thị hơn là việc biến nó thành một công nghệ thật sự
Cho đến nay, Blockchain vẫn chỉ là một mớ hỗn độn, bởi lẽ nó được hình thành quá phức tạp để những người không chuyên có thể tiếp cận và sử dụng nó, và một điểm nữa là cho tới thời điểm hiện tại thì nó cũng vẫn chưa có cách áp dụng nào được coi là tiêu chuẩn, thống nhất. Nên để có thể được chấp nhận rộng rãi thì những nhà lập trình Blockchain cần phải tạo ra một phiên bản dễ hiểu nhất để người dùng có thể nhanh chóng áp dụng được ngay.
Kết luận
Có thể thấy rõ ràng rằng, Digital Transformation đang ảnh hưởng mạnh đến thị trường, các doanh nghiệp hiện nay đang thấy rõ sự thay đổi của xu thế. Thế nhưng, không phải “cứ biết là thành công”, áp dụng được nó vào thực tế là cả một hành trình dài mà không phải ai cũng làm được. Chính vì thế, cần nghiên cứu và xem xét xem doanh nghiệp đã cần và đủ tiềm lực chưa để đưa Digital Transformation áp dụng vào thị trường mà mình muốn nhắm tới.
Nguồn
https://timviec365.vn/
https://marketingai.admicro.vn/
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE