Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Hacker chỉ lấy đi một lượng nhỏ, tại sao dự án sập?

Posted on:December 28, 2021

Dạo gần đây ta có nghe nói nhiều dự án bị hack, số tiền từ vài trăm ngàn cho tới triệu đô.

Kết quả dự án lao đao, không gượng dậy nổi.

Nhiều bạn có thể sẽ có thắc mắc rằng, market cap của dự án vài trăm triệu đô, mất có vài trăm ngàn hay vài triệu đâu có thấm tháp gì?

Nhưng trên thực tế, dự án mất nhiều hơn thế, thậm chí quá nửa market cap.

Tại sao lại như vậy?

Trước hết ta cần hiểu market cap từ đâu ra?

  • Circulating Market Cap = giá hiện tại * tổng cung lưu hành

Tổng cung lưu hành này thường là max tổng cung trừ đi số lượng token đang bị lock. Các ví lock này do dự án submit lên Coingecko và Coinmarketcap. Sau đó Coingecko và Coinmarketcap sẽ tự động tính toán ra circulating supply. Số lượng này cũng chỉ là tương đối đáng tin tưởng thôi, vì ví lock do dự án submit lên, hàng ngày có hàng trăm dự án submit lên Coingecko & Coinmarketcap, nên việc review không hoàn toàn chặt chẽ được.

  • Fully Dilluted Market Cap = giá hiện tại * max tổng cung.

Và khi nói tới market cap, ta thường ngầm hiểu nó là circulating marketcap. Một số trang như poocoin thì ko có tính toán trừ đi các ví lock (vì nó làm gì biết ví lock là ví nào), nên market cap ở đây là fully dilluted market cap.

Trên thực tế cả 2 giá trị market cap trên đều gần như vô dụng, nó chủ yếu để mang đi marketing và quảng cáo nhiều hơn.

Tại sao? Bạn nghĩ sao về câu chuyện này:

  • ta tạo ra một token có tổng cung là 1 tỉ token.
  • ta bán 1 token với giá 1$ cho ai đó, thậm chí là chính mình.
  • ta đã có một token với marketcap 1 tỉ đô.

chuyện vui thôi, nhưng để ta hiểu rằng marketcap là một thứ vô nghĩa.

hmm, vậy cái có ý nghĩa ở đây là gì? Liquidity Pool – bể thanh khoản.

Các dự án sau khi IDO thường add thanh khoản lên trên dex, ví dụ như Pancakeswap. (tất nhiên có cả CEX, nhưng ta nói trường hợp phổ biến).

Đó mới chính là nơi thể hiện giá trị thực của token. Nó thể hiện bằng yếu tố gì – Liquidity và Volume.

Dự án add càng nhiều thì tính thanh khoản càng cao, volume càng nhiều thì chứng tỏ dự án sôi động (tất nhiên có thể fake volume).

Ví dụ, các dự án game hiện tại ở VN thường add khoảng 300-500k (BUSD hoặc BNB, chưa kể token) liquidity, sau khi add liquidity xong, cộng với việc tăng giá, thì trong bể thanh khoản của dự án có khoản 500k – 2 triệu đô.

Tất nhiên tiền ra thì sẽ lại có tiền vào thêm, nhưng ta có thể hiểu rằng, giá trị thanh khoản của token lúc này rơi vào khoảng 500k-2 triệu đó thôi, chứ không phải là giá trị market cap đâu.

Các con số trên chỉ là ví dụ tham khảo

Quay trở lại câu chuyện ban đầu, khi hacker lấy được lượng token trị giá vài trăm ngàn, thường hacker sẽ dump số lượng token đó luôn.

Do đó nếu pool bé thì lượng thanh khoản còn lại có khi còn chưa tới một nửa -> theo nguyên lý x*y = k thì giá token giảm còn 1/4 -> market cap giảm còn 1/4, dự án lao đao hoặc đi tong.

Nếu nhìn theo marketcap chẳng phải dự án đã bị giảm đi mất vài chục/trăm triệu đô hay sao?

Để recover lại các sự kiện hack/lỗi này, ngoài công sức, số tiền dự án cần bỏ ra phải lớn hơn nhiều số tiền mà hacker hack được. Đơn giản vì khi token dump thì sẽ kéo theo rất nhiều những nhà đầu tư khác dump theo, gọi là panic sell, trong khi nhà đầu tư mới sẽ rất e ngại đổ thêm tiền vào dự án đang gặp sự cố, kết quả là thiệt hại còn lớn hơn nhiều giá trị bị hack.
nguồn : https://kiendt.me/posts/2021-12-28-hacker-va-market-cap/