Kiểm thử theo cặp là một phương pháp test kết hợp mỗi cặp 2 tham số đầu vào của 1 bộ các đối tượng có liên quan đến nhau, tạo ra bộ giá trị kiểm thử. Ta sẽ kiểm tra tất cả các khả năng có thể kết hợp các giá trị của cặp 2 tham số đó với nhau. Thực hiện kiểm tra theo cặp như vậy sẽ giúp làm giảm thời gian hơn rất nhiều so với việc phải kiểm tra đầy đủ mọi khả năng kết hợp của tất cả các giá trị của bộ nhiều các thông số với nhau.
Công thức tính số testcase
Số lượng test case = số lượng vùng giá trị lớn nhất của các biến * số lượng vùng giá trị lớn thứ 2 trong số các biến.
Các bước liệt kê số testcases
Bước 1: Sắp xếp các biến theo thứ tự giảm dần số lượng vùng giá trị: biến có nhiều vùng giá trị nhất sắp xếp đầu tiên. Biến có số lượng vùng giá trị ít nhất để ở cuối cùng.
Bước 2: Điền các vùng giá trị tương ứng vào bảng lần lượt theo các cột. Bắt đầu từ cột thứ 2
Bước 3: Điền vùng giá trị cho các cột tiếp theo và kiểm tra nhằm đảm bảo rằng tất cả các cặp giá trị đều được cover
Kiểm thử theo cặp được sử dụng khi:
Kiểm thử biên được sử dụng khi:
Kiểm thử lớp tương đương được sử dụng khi:
Kiểm thử bảng quyết định được sử dụng khi:
Sơ đồ chuyển trạng được sử dụng khi:
Form đăng ký mua vé tàu được cho như hình vẽ. Danh sách ga ở Ga đi và Ga đến là {Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn}. Danh sách mác tàu là {SE,TN}. Không tính trường Ngày đi, hãy thực hiện:
a. Nếu kiểm thử tất cả các trường hợp xảy ra thì cần bao nhiêu ca kiểm thử?
b. Số cặp tối đa mà một ca kiểm thử có thể chứa
c. Xác định các cặp giá trị có thể xảy ra
d. Thiết kế bộ kiểm thử theo cặp
Giải quyết bài toán:
a. Tổng số ca kiểm thử: 2*(5*5-5)*2 = 80 test case
(Vì Ga đi và Ga đến có 5 giá trị -> có 5*5 trường hợp. Nhưng loại bỏ 5 trường hợp Ga đi và Ga đến trùng nhau)
b. Số cặp tối đa của 1 ca kiểm thử: 6 cặp
c. Các cặp giá trị có thể xảy ra: 64 cặp: (Một chiều, đi Hà Nội), (Một chiều, đến Hà Nội), (Một chiều, SE), (Một chiều, TN)…
d. Một bộ test case bao phủ được tất cả các cặp:
Số lượng test case = số lượng vùng giá trị lớn nhất của các biến * số lượng vùng giá trị lớn thứ 2 trong số các biến.
Vùng giá trị lớn nhất: Ga đi {Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn} => Có 5 giá trị
Vùng giá trị lớn thứ 2: Ga đến tuy nhiên trừ đi 1 vì tránh trường hợp Ga đi và Ga đến trùng nhau => Có 4 giá trị
Tổng số testcase cần kiểm thử = 5*4= 20 testcases
Loại vé | Ga đi | Ga đến | Mác tàu |
---|---|---|---|
Một Chiều | Hà Nội | Vinh | SE |
Khứ hồi | Vinh | Huế | TN |
Một chiều | Huế | Đà Nẵng | SE |
Khứ hồi | Đà Nẵng | Sài Gòn | TN |
Một chiều | Sài Gòn | Hà Nội | SE |
Cứ hồi | Hà Nội | Huế | TN |
Một chiều | Vinh | Đà Nẵng | SE |
Khứ hồi | Huế | Sài Gòn | TN |
Một chiều | Đà Nẵng | Hà Nội | SE |
Khứ Hồi | Sài Gòn | Vinh | TN |
Khứ hồi | Hà Nội | Đà Nẵng | TN |
Một chiều | Vinh | Sài Gòn | SE |
Khứ Hồi | Huế | Hà Nội | TN |
Một chiều | Sài gòn | Huế | SE |
Đà Nẵng | Vinh | ||
Hà Nội | Sài gòn | ||
Vinh | Hà Nội | ||
Huế | Vinh | ||
Đà Nẵng | Huế | ||
Sài Gòn | Đà Nẵng | ||
Huế | Hà Nội |
Link tài liệu tham khảo: https://viblo.asia/p/kiem-thu-theo-cap-YWOZrx8P5Q0
Daniel Galin. Sofware Quality Assurance – From Theory to Implemtation. Addion Wesley, 2004.
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE