Trước khi đi vào chi tiết về các loại thử nghiệm web, chúng ta hãy xác định nhanh xem Kiểm thử web là gì. Kiểm thử web là gì? Kiểm thử Web được hiểu đơn giản là kiểm tra ứng dụng web liệu có các lỗi tiềm tàng trước khi nó được đưa vào sử dụng ở môi trường production hay không. Các vấn đề cần kiểm thử trong giai đoạn này có thể là về bảo mật ứng dụng web, các chức năng của trang web và khả năng xử lý lưu lượng, khả năng chịu tải, hiệu suất trang web.
Checklist kiểm thử ứng dụng web: Một số hoặc tất cả các loại kiểm thử dưới đây có thể được thực hiện tùy thuộc vào yêu cầu kiểm thử web của bạn. 1. Kiểm thử chức năng (Functionality Testing):
Kiểm thử chức năng được dùng để kiểm tra xem sản phẩm của bạn có đúng như những gì bạn muốn ở trong đặc tả yêu cầu không, xem các yêu cầu về tính năng có đúng như những gì bạn đã chỉ ra trong các tài liệu phát triển. Các hoạt động kiểm thử bao gồm: Test all links: Kiểm tra tất cả các link trong trang web có đang làm việc chính xác không và đảm bảo rằng không có link nào bị hỏng. Link được kiểm tra bao gồm:
<a href="/login.html">Click here to login</a>
<a href="#header">Go to top</a>
Có điều trên HTML của trang đó phải có 1 thẻ có ID = header<a href="mailto:kimanh.nka91@gmail.com">Mail to Kim Anh</a>
Test Forms được hoạt động như mong đợi. Bao gồm:
Test Cookies cũng cần hoạt động như mong đợi. Cookie là các tệp được trang web bạn đã truy cập tạo ra. Cookie lưu trữ thông tin duyệt web, chẳng hạn như các tùy chọn cho trang web hoặc thông tin hồ sơ của bạn. Kiểm tra Cookie bao gồm:
Test HTML và CSS để đảm bảo rằng công cụ tìm kiếm có thể thu thập dữ liệu trang web của bạn một cách dễ dàng. Bao gồm:
Test business workflow, bao gồm:
2. Kiểm thử tính khả dụng (Usability testing):
Kiểm tra khả năng sử dụng hiện nay đã trở thành một phần quan trọng của bất kỳ dự án web nào. Usability testing có thể được thực thi bởi tester hoặc một nhóm nhỏ đóng vai người dùng của trang web. Kiểm tra Navigation:
Kiểm tra Content:
3. Kiểm thử Interface (Interface Testing)
Ba phần được kiểm thử ở đây là: Application, Web và Database Server Application: các yêu cầu thử nghiệm được gửi đến cơ sở dữ liệu (Database – DB) và output ở phía client cần được hiển thị một cách chính xác. Sai sót (nếu có) phải được ứng dụng tìm thấy và chỉ hiển thị cho các quản trị viên, không phải là end user.
Web Server: Kiểm tra xem Web server được xử lý tất cả các request mà không bị từ chối.
Database Server: Đảm bảo rằng các truy vấn gửi tới DB sẽ cho kết quả như mong muốn. Kiểm tra việc phản hồi của hệ thống khi kết nối giữa ba lớp (Application, Web và DB) không thể được thiết lập và hiển thị thông báo cho người dùng.
4. Kiểm thử tính tương thích (Compatibility testing)
Kiểm tra khả năng tương thích chính là việc đảm bảo rằng trang web của bạn sẽ hiển thị một cách chính xác trên các thiết bị khác nhau. Bao gồm: Browser Compatibility: Website trong các trình duyệt khác nhau sẽ hiển thị khác nhau. Bạn cần phải kiểm tra trang web của mình có đang được hiển thị một cách chính xác trên các trình duyệt hay không; JavaScript, AJAX, authentication có đang hoạt động hay không. Bạn cũng có thể kiểm tra tương thích trên trình duyệt di động.
Operating System: Hãy chắc chắn rằng trang web của bạn hoạt động tốt trên các hệ điều hành khác nhau như Windows, Linux, Mac và trình duyệt như Firefox, Internet Explorer, Safari, vv
Trong phần tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu 4 bước còn lại trong việc kiểm thử ứng dụng web, bao gồm: Performance Testing, Security testing, Crowd Testing và đặc biệt là Database Testing.
Nguồn: http://www.guru99.com/web-application-testing.html
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE