Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Kinh nghiệm học ngành kiểm thử phần mềm

Người theo học ngành kiểm thử phần mềm muốn thành công cần nắm chắc kiến thức và các nguyên lý cơ bản, có kỹ năng phân tích và tư duy hệ thống.

Bất kỳ sản phẩm nào trước khi được đưa ra sử dụng đều cần kiểm tra, kiểm thử để đảm bảo chất lượng trước khi đến tay người dùng. Do đó, kiểm thử phần mềm là việc quan trọng, giúp sản phẩm đưa ra thị trường đạt chuẩn và làm hài lòng khách hàng.

Là cựu học viên của chương trình đào tạo Kiểm thử phần mềm tại FUNiX và hiện làm việc trong lĩnh vực này, anh Bùi Tuấn Hưng đang hỗ trợ học viên FUNiX với vai trò tutor (hỗ trợ học tập). Anh chỉ ra những điểm mà học viên theo học ngành kiểm thử cần nắm chắc để hoàn thành việc học và gia nhập thành công chuyên ngành này.

Kỹ năng phân tích và tư duy hệ thống là các kỹ năng quan trọng cho người theo học ngành Tester. Ảnh: Betterteam
Kỹ năng phân tích và tư duy hệ thống là các kỹ năng quan trọng cho người theo học ngành Tester. Ảnh: Betterteam

Theo anh Hùng, tester là vị trí đảm nhiệm việc thực hiện kiểm tra và đánh giá sản phẩm, do đó người theo nghề này cần có kỹ năng phân tích. Để phân tích một vấn đề thì cần đặt ra nhiều tình huống khác nhau. Có một công thức chung là 5W1H (What, When, Where, Who, Why, How), tức xác định vấn đề là gì, bị lỗi ở đâu, xảy ra từ khi nào, sửa chữa như thế nào, ai gây ra vấn đề đó… Công thức này không phải lúc nào cũng có thể áp dụng nhưng đây là cách dễ nhất để những người theo học ngành Tester có thể bước đầu đưa ra những phân tích, đánh giá.

Bên cạnh kỹ năng phân tích, người muốn phát triển theo nghề Tester còn cần rèn luyện tư duy hệ thống. Bởi tester là người thực hiện kiểm tra, đánh giá sản phẩm để mang đến kết quả chất lượng cho khách hàng. Để làm được điều này, tester cần hiểu cách vận hành của một sản phẩm, như một trang web, một phần mềm, một hệ thống.

Những kỹ năng, kiến thức này đều nằm trong nội dung kiểm thử cơ bản, giúp người học hiểu về nguyên tắc kiểm thử, quy trình kiểm thử cơ bản và các loại kiểm thử. Học viên cần rèn luyện bằng cách thường xuyên phân tích tình huống, hiểu và viết ra test case tương ứng.

Việc nắm chắc kiến thức và nguyên lý cơ bản rất quan trọng trong quá trình học ngành kiểm thử phần mềm. Ảnh: DevPro Journal
Việc nắm chắc kiến thức và nguyên lý cơ bản rất quan trọng trong quá trình học ngành kiểm thử phần mềm. Ảnh: DevPro Journal

Trong khi đó, anh Phạm Đức Hải, một học viên FUNiX hiện là Automation Tester tại EVNICT – Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin chia sẻ, kiến thức cơ bản là yếu tố quan trọng hàng đầu để người học đi đúng hướng khi gia nhập nghề Kiểm thử.

Với kinh nghiệm 3 năm làm trong lĩnh vực này, theo anh, chắc kiến thức cơ bản sẽ hình thành tư duy hệ thống, có nhiều cách test và nhờ đó có thể đi lâu dài với công việc. Đây chính là điều nằm trong nguyên lý số 5 và 6 của kiểm thử.

Trong nguyên lý 5, cùng một dự án nhưng theo thời gian sẽ có nhiều thay đổi, tester áp dụng một kịch bản test có thể kiểm thử ra lỗi trong thời gian này nhưng sau một thời gian sẽ không ra lỗi đó nữa hoặc ra một lỗi khác. Nguyên lý số 6 về kiểm thử phụ thuộc vào ngữ cảnh lại nhấn mạnh tester cần sử dụng các cách tiếp cận khác nhau, phương thức, kỹ thuật test khác nhau, phụ thuộc vào loại sản phẩm mình đang test. Để làm được các phương án test đa dạng cho hai nguyên lý trên, việc nắm chắc kiến thức để ứng dụng trong mọi tình huống là rất quan trọng.

“Những nguyên lý kiểm thử căn bản và khi học, nhiều bạn tưởng chừng không áp dụng vào công việc. Nhưng sau này, các bạn sẽ hiểu tầm quan trọng của nó như thế nào”, chuyên viên kiểm thử Phạm Đức Hải nói thêm.

Từ trải nghiệm cá nhân, anh Hải đưa ra lời khuyên người học cần lựa chọn các khóa học mà nội dung và người dạy có sự kết hợp cân bằng giữa lý thuyết và thực hành. Theo anh, một số khoá học hiện nay có đầy đủ lý thuyết và thực hành nhưng người dạy lại quá chú trọng vào thực hành, nên khi đi làm, những kiến thức đơn giản nhất mà một số bạn cũng chưa nắm được. Điều đó sẽ cản trở các bạn trong giai đoạn đầu xây dựng sự nghiệp.

Hiện chương trình đào tạo Kiểm thử phần mềm của FUNiX có thời gian học 6 tháng, gồm 4 môn: Nhập môn kiểm thử phần mềm, Kiểm thử cơ bản, Kiểm thử nâng cao và Kiểm thử tự động. Các chương trình đào tạo mở ra cơ hội theo ngành CNTT cho người yêu thích lĩnh vực này, với nội dung học kết hợp giữa lý thuyết MOOC từ các trường đào tạo công nghệ quốc tế và các bài thực hành chi tiết, có sự hướng dẫn 1:1 của đội ngũ mentor. Đầu ra học viên được kết nối với gần 100 doanh nghiệp phần mềm trong mạng lưới hợp tác của đơn vị.

Nguồn: VnExpress