Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng

Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường gặp những tình huống gây căng thẳng cho bản thân. Tuy nhiên, có những tình huống có thể gây căng thẳng cho người này nhưng lại không gây căng thẳng cho người khác và ngược lại.

Khi bị căng thẳng mỗi người có tâm trạng, cảm xúc khác nhau: cũng có khi là những cảm xúc tích cực nhưng thường là những cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Ở một mức độ nào đó, khi một cá nhân có khả năng đương đầu với căng thẳng thì đó có thể là một tác động tích cực, tạo sức ép buộc cá nhân đó phải tập trung vào công việc của mình, bứt phá thành công. Nhưng mặt khác, sự căng thẳng còn có một sức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu căng thẳng đó quá lớn, kéo dài và không giải tỏa nổi.

1. Khái niệm Kỹ năng ứng phó với căng thẳng.
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng.

2. Các cách để tối thiểu hóa căng thẳng.
“Tất cả chỉ là chuyện nhỏ” -Richard Carlson kêu gọi độc giả tối thiểu hóa căng thẳng bằng cách thay đổi cuộc sống hàng ngày:
– Chỉ làm một việc tại một thời điểm;
– Sống cho hiện tại;
– Luôn đẻ người khác tận hưởng vinh quang;
– Sống như thể mỗi người là ngày cuối cùng được sống.

3. Các quy tắc khi kiểm soát căng thẳng.
Dùng quy tắc 4 chữ T :
– Tránh né: tinh huống bạn biết rằng có thể gây căng thẳng. Đừng liên đới quá nhiều và học cách nói không.
– Thay đổi: tình huống bằng các truyền đạt rõ ràng những điều đang làm phiền bạn. Hãy chuẩn bị cho sự thay đổi.
– Tiếp nhận: khi bạn buộc phải thực hiện điều này. Đừng hoang phí năng lượng vào việc giận dữ mà hãy học cách tha thứ.
– Thích nghi: với hoàn cảnh của bn. Hãy hỏi bản thân “trong vòng một năm nữa,liệu điều naft có quan trọng không?” Nếu câu trả lời là không, bạn có thể thấy tình hình sẽ khác đi.

4. Những lợi ích khi bạn có kỹ năng ứng phó với căng thẳng.
– Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng.
– Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân,…
– Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng.

Bài viết được tham khảo từ trang: https://andrews.vn/ky-nang-ung-pho-voi-cam-xuc-cang-thang/