Kỹ thuật kiểm thử hộp đen – Black box Testing
1. Khái niệm
Kiểm thử hộp đen: là một phương pháp kiểm thử phần mềm được thực hiện mà không biết được cấu tạo bên trong của phần mềm, là cách mà các tester kiểm tra xem hệ thống như một chiếc hộp đen, không có cách nào nhìn thấy bên trong của cái hộp.
Black Box Testing chủ yếu là được thực hiện trong Function test và System test.
Phương pháp này được đặt tên như vậy bởi vì các chương trình phần mềm, trong con mắt của các tester, giống như một hộp đen; bên trong mà người ta không thể nhìn thấy. Phương pháp này cố gắng tìm ra các lỗi trong các loại sau:
Mọi kỹ thuật nào cũng có ưu điểm và nhược điểm của nó. Các hệ thống thường phải được sử dụng nhiều phương pháp kiểm thử khác nhau để đảm bảo được chất lượng của hệ thống khi đến tay người dùng.
2. Ưu điểm của kiểm thử hộp đen
3. Nhược điểm của kiểm thử hộp đen
4. Flow của Black box Testing
Hình 1: Phase test trong công đoạn test
4.1. Nội dung công việc trong công đoạn test
4.2. Nội dung công việc trong công đoạn test
Kế hoạch test: Chỉ ra rõ ràng mục đích và phạm vi của công đoạn test để kiểm tra xem là test bằng approach như thế nào. Điều chỉnh resource thành viên và quyết định cả schedule.
Thiết kế test: Quyết định xem là sẽ sử dụng cái gì cho mục đích và loại test càn được thực hiện trong công đoạn test đó, chức năng đối tượng test, phương pháp test, import và export test. Ngoài ra cũng quyết định cụ thể hơn nguyên liệu cần thiết để thực hiện test hay tiêu chuẩn quyết định thành công/ không thành công.
Tạo testcase: Tạo document ghi trạng thái trước khi bắt đầu test và kết quả mong đợi (kết quả chạy đối tượng test theo điều kiện và trình tự thao tác khi thực hiện test sẽ như thế nào) và cột trạng thái (cột ghi lại kết quả thao tác của đối tượng test).
Thực hiện test: Vừa xem testcase vừa cho chạy phần mềm thực tế để tiến hành test, sau đó đánh dấu kết quả bằng dấu pass hoặc fail vào cột trạng thái testcase. Trường hợp có testcase khác với kết quả mong đợi thì ghi dấu fail vào cột trạng thái, rồi tạo bản báo cáo lỗi. Trong bản báo cáo lỗi: trình bày nội dung mô tả hiện tượng khác với kết quả mong đợi và hiện tượng đó phát sinh trong trường hợp như thế nào (thao tác, giả nhập, điều kiện,…)
Báo cáo test: Tóm tắt kết quả để báo cáo. Căn cứ vào các loại dữ liệu (mục thực hiện, hiệu quả của việc test, công số thực hiện,…) và dữ liệu lỗi (số lỗi được tìm ra, số lỗi theo mức độ quan trọng,…) để đánh giá xem có thỏa mãn tiêu chuẩn pass/ fail của test không? Ngoài ra cũng đề xuất thêm risk có thể sinh ra sau khi release và mục cần bổ sung trong dự án cho giai đoạn tiếp theo.
4.2. Flow của Test plan và thiết kế test
Hình 2: Flow kế hoạch test và thiết kế test
(1) Xác nhận mục đích của test
(2) Tạo danh sách chức năng
(3) Đưa ra qua điểm test
(4) Phân chia chức năng cho từng quan điểm test
(5) Kiểm tra vận dụng phương pháp và kỹ thuật test
Các mục kiểm tra khác
5. Phương pháp truy xuất và tính cần thiết của quan điểm Test
5.1. Danh sách quan điểm test
Khái niệm: Danh sách quan điểm test là danh sách tóm tắt quan điểm test theo hình thức có thể tái sử dụng.
5.2. Phương pháp tạo danh sách quan điểm Test
6. Phương pháp kiểm thử hộp đen
Sau đây tôi xin giới thiệu chung một vài kỹ thuật trong kiểm thử hộp đen, chi tiết hơn sẽ được nghiên cứu trong những bài viết sau.
Đoán lỗi: là một kỹ năng quan trọng của tester, thậm chí có thể gọi là nghệ thuật. Một kiệt tác của trực giác. Phương pháp này đặc biệt dựa vào kinh nghiệm và kiến thức của tester. Nhiều tester cố gắng đoán xem phần nào của hệ thống mà có khả năng ẩn chứa lỗi. Với phương pháp này, họ không cần một công cụ hay một kịch bản kiểm thử nào khi bắt đầu vào việc.
Kiểm thử dựa vào đồ thị nguyên nhân – kết quả (Cause Effect Graphing): là một kỹ thuật thiết kế kiểm thử phần mềm liên quan đến việc xác định các trường hợp (điều kiện đầu vào) và các hiệu ứng (điều kiện đầu ra). Vì các hệ thống hiện nay đều được phát triển trên nền tảng OOP, do đó, chúng ta có thể có được một đồ thị các đối tượng mà hệ thống định nghĩa và kết nối. Từ đồ thị này, chúng ta dễ dàng biết các mối quan hệ của những đối tượng mà hệ thống xử lý, từ đó sẽ cho chúng ta các kịch bản kiểm thử phù hợp.
Phân vùng tương đương (Equivalence Class): là một kỹ thuật kiểm thử phần mềm có liên quan đến phân chia các giá trị đầu vào thành các phân vùng hợp lệ và không hợp lệ, sau đó chúng ta sẽ viết ra các kịch bản kiểm thử cho từng phần, chọn giá trị đại diện từ mỗi phân vùng làm dữ liệu thử nghiệm.
–> Nếu có lỗi xảy ra thì các giá trị khác trong class đồng giá trị cũng sẽ có lỗi giống nhau.
Ví dụ
Spec yêu cầu nhập 4 <= password <= 15
Như vậy ta sẽ thực hiện 2 testcase: một giá trị cho phần thông báo hoàn thành Setting và một giá trị phần thông báo lỗi.
Phân tích giá trị biên (Boundary Value Analysis): là một kỹ thuật kiểm thử phần mềm có liên quan đến việc xác định biên (ranh giới) của điều kiện mô tả cho các giá trị đầu vào và chọn giá trị ở biên và bên cạnh giá trị biên làm dữ liệu kiểm thử. Phương pháp phân tích giá trị biên sẽ đưa ra các giá trị đặc biệt, bao gồm loại dữ liệu, giá trị lỗi, bên trong, bên ngoài biên giá trị, lớn nhất và nhỏ nhất.
Những kỹ sư nhiều kinh nghiệm chắc chắn đã từng gặp phải các lỗi của hệ thống ngay tại giá trị biên. Đó là lý do tại sao phân tích giá trị biên lại quan trọng khi kiểm thử hệ thống.
Ví dụ
Spec yêu cầu nhập 4 <= password <= 15 Giá trị được test sẽ như sau:
Sử dụng bảng quyết định (Decision Tables)
Ngoài ra, kiểm thử hộp đen còn có một số kỹ thuật như: Domain Tests, Orthogonal Arrays, State Models, Exploratory Testing (kiểm thử chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và khả năng focus vào việc test các chức năng của tester), All-pairs testing (kiểm thử tất cả các cặp), …
Nguồn: https://viblo.asia/p/ky-thuat-kiem-thu-hop-den-black-box-testing-WrJvYADwvVO
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE