Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Lảm nhảm về văn hoá làm việc

“Văn hóa doanh nghiệp hình thành và phát triển song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp, không đơn thuần chỉ là văn hóa giao tiếp mà còn bao gồm cả giá trị cốt lõi, các quy tắc, phong cách quản lý, phương thức kinh doanh và hành vi, thái độ của mọi thành viên thuộc doanh nghiệp, còn phụ thuộc vào văn hoá của từng quốc gia, vùng miền. Tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp phát huy khi nó giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi trong môi trường bên ngoài.

Môi trường văn hoá của doanh nghiệp còn có ý nghĩa tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của các thành viên và việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác, giúp cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ. Trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành công của doanh nghiệp. Do đó nó xây dựng một nề nếp văn hoá lành mạnh tiến bộ trong tổ chức, đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó người lao động, tạo ra khả năng phát triển bền vững, văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp và phân biệt doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác tạo nên bản sắc (phong thái, sắc thái, nề nếp, tập tục) của doanh nghiệp. ”

==========================================================================================

Trên đây là phần tôi đi đọc và copy từ vài nguồn, cho vui thôi , còn giờ là phần chính đúng như tiêu đề : phần LẢM NHẢM 

Bản thân đã làm việc ở tương đối công ty, to có, nhỏ có, startup có , freelance có nên cơ bản là tôi thấy mấy điều báo đài viết ( như trên ) rõ ràng … là ĐÚNG. Nhưng nó là thứ vĩ mô đối với cả tập thể lớn, vấn đề mà người quản lý cấp cao sẽ phải cố gắng tạo dựng và định hình. Còn đối với từng nhân viên, những người làm công ăn lương, sáng đi tối về … thì sẽ phải làm gì để thích ứng, và hoà hợp được với văn hoá nơi bạn MỚI VÀO LÀM VIỆC ?

Bạn chỉ là một thành viên nhỏ bé trong tập thể công ty mới. Đừng ảo tưởng sẽ thay đổi được văn hóa công ty theo kiểu văn hóa của mình. Việc của bạn là tự thay đổi mình để hòa nhập với nền văn hóa đó nhưng không tự đánh mất chính mình.

to someone

1. Quan sát mọi thứ ( quan sát chứ ko phải hóng nhé )

Ban đầu , hãy dành thời gian để đọc tất cả tài liệu về cty, do hr cung cấp hoặc bạn tự lần mò. Đọc để hiểu về mọi thứ : cách phân chia bộ máy phòng ban, các quy định, rules trong công ty, quy tắc ứng xử … Nếu cty có đầy đủ thì tốt cho bạn, còn ko có cũng chẳng sao. Vì nhiều trường hợp tôi đã gặp, tài liệu chỉ viết cho có, tình hình áp dụng thực tế lại khác …

Vì là người mới, nên số lượng công việc bạn được giao ngay cũng sẽ ko quá nhiều, đa số là study thôi, nên khi hoàn thành công việc, hãy để ý đến mọi thứ xung quanh bạn: cách mọi người nói chuyện về công việc, tám chuyện trong giờ làm việc, lúc họp hoặc giờ giải lao. Hãy tập trung vào đội ngũ gần với bạn nhất, gần chỗ bạn ngồi, team bạn được phân…

Sau đó đưa ra nhận xét của bản thân về các team đó, về những thành viên đó, về sếp đó … và gom lại là nhận xét về cả cty. Chỉ nhận xét trong đầu bạn ở thời điểm đó thôi, không định kiến và cũng không thể hiện ra ngoài.

2. Đánh giá mức độ phù hợp với bản thân. Và chọn lựa.

Sau khi đã có được đánh giá tổng quan sau một thời gian quan sát. Hãy tự xếp mức độ phù hợp của văn hoá cty với chính bản thân bạn trên thang điểm 10 ( ko đánh giá bằng các ý , hãy chấm điểm, sẽ dễ dàng để bạn so sánh và đưa ra lựa chọn hơn) .

  • Nếu điểm số cao, chúc mừng, có thể bạn đã tìm thấy nơi để mình gắn bó. Chưa chắc đã đúng hoàn toàn, nhưng đó là một khởi đầu tốt.
  • Nếu điểm số ở mức trung bình, hãy nghĩ xem bạn sẽ cần thay đổi gì để phù hợp với môi trường này. Từ phía bạn nhé, còn cty thì ko dễ để đổi đâu. Cái gì thích hãy tham gia, không thích hãy nhẹ nhàng từ chối, và đừng để nó ảnh hưởng tiêu cực tới bạn.
  • Nếu điểm số quá kém. Đừng quá cố đấm ăn xôi. Bạn sẽ không muốn cuộc sống là những chuỗi ngày 8 tiếng đi làm mà đầu óc căng thẳng, bực bội, chẳng muối nói chuyện với ai, cũng chẳng ai thèm nói chuyện với bạn đâu. Còn nếu vẫn muốn yolo thì hãy chuẩn bị một thần kinh thép, và một tâm hồn … à mà thôi.

3. “Nhìn và nghe” nhiều hơn là “nói”

Điều này đúng với thời gian đầu làm việc.

Mới đến có thể bạn sẽ cảm thấy sốc với chỗ làm mới : quá ồn ào, mọi người nói chuyện quá thoải mái, những cuộc họp dài và lan man, đồng nghiệp coi phim trong giờ làm … .

Hãy im lặng, tiếp tục công việc. Đừng thể hiện những CẢM XÚC TIÊU CỰC của bạn ngay lúc đó, nó sẽ ảnh hưởng đến không khí làm việc và các đồng nghiệp xung quanh. ( Nếu ngồi 1 mình 1 chỗ thì cứ tẹt đi và đừng để ai thấy, trông không khác gì 1 thằng điên lẩm bẩm đâu )

Nếu sự việc xảy ra nhiều và quá ảnh hưởng tới công việc của bạn, hãy xem lại chính bản thân bạn, xem mình đã thật sự tập trung hay chưa. Sau đó hãy xem xét đến việc inbox hoặc nói chuyện trực tiếp để góp ý.

Góp ý một cách trực tiếp và thẳng thắn, KHÔNG BÓNG, KHÔNG GIÓ . Tưởng tượng việc bạn đang làm việc và cứ nghe thấy những âm thanh lèo bèo như :

“Ý thức làm việc quá kém” ,

” Không có liêm sỉ gì”

vân vân và mây mây , ckầm kảm

Đừng cố gắng thể hiện quá nhiều khi mà mọi người giờ còn chẳng biết bạn là ai. Đừng tỏ ra mình hơn người và có quyền nói hay chỉ bảo đồng nghiệp. Làm thế khiến bạn chỉ giống một kẻ hợm hĩnh trong mắt họ thôi.

Bonus cái meme từ đồng nghiệp 

Khi bạn mới đến một môi trường mới, dành nhiều thời gian hơn cho việc lắng nghe và quan sát. Đừng cố gây sự chú ý, hoặc thể hiện quá nhiều. Nên trầm tĩnh và thân thiện, sẽ dễ dàng để nhận được sự cởi mở từ mọi người hơn. Dần dần khi quen thuộc mới nơi làm việc và mọi người, tiếng nói và ý kiến của bạn sẽ được mọi người chấp thuận hơn.

Bạn không thể thay đổi văn hoá cũng như những con người xung quanh trong thời gian ngắn nhất vì vậy hãy thích ứng nó trước bằng việc “nhìn và nghe” nhiều hơn là “nói”.