Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Lập Trình Công Cụ Tự Động – Auto Tool Với C# (Phần 1)

Như các bạn đã biết, trong cuộc sống đang hiện đại hóa, kỉ nguyên của tự động hóa đang đến gần. Giờ đây, con người đã không còn cần phải làm tất cả mọi việc bằng tay. Trong bài blog này, mình sẽ giải thích và hướng dẫn mọi người cách để lập trình ra một công cụ tự động!

Với mỗi bài Blog giải thích, tìm hiểu, mình sẽ luôn đặt ra ba câu hỏi: What, Why, How. Sau đó sẽ trả lời chúng cho các bạn, từ đó, các bạn có thể nắm được vấn đề một cách rõ ràng nhất.

1. Công cụ tự động – auto tool là gì?

Như các bạn đã biết, IT là một ngành có nhiều chuyên ngành khác nhau, như: Kĩ thuật phần mềm, IOT, AI,… Lập trình viên không chỉ hoạt động một mình, mà bên cạnh đó, họ sẽ cùng làm việc với đồng đội, trong đó có cả Tester. Công việc của họ là kiểm tra và phát hiện những lỗi trong chương trình do lập trình viên tạo ra. Để biết thêm chi tiết về kiểm thử phần mềm, các bạn có thể đọc bài viết Toàn Tập Kiểm Thử Phần Mềm Từ A – Z. Nếu có định hướng làm Tester, vậy thì series Một tester chuẩn chỉ nên bắt đầu từ đâu? với 3 phần là series bạn nên đọc.

Tester

Trước đây, những Tester thường phải sử dụng tay để kiểm nghiệm, kiểm tra từng phần của phần mềm. Sau đó sẽ phát hiện lỗi. Nhưng những năm gần đây, công cụ tự động ngày càng phát triển, giúp cho Tester có thể rảnh tay hơn trong những kiểm thử cơ bản của họ.

Hơn thế nữa, những công cụ tự động này, khi được lợi dụng triệt để, có thể biết thành một phương thức kiếm tiền rất mạnh mẽ (Mình sẽ chia sẻ trong bài viết gần nhất). Những người sử dụng công cụ này để kiếm tiền, thường là những Freelancer, MMO-er, ….

2. Tại sao sử dụng công cụ tự động?

Như đã nói ở trên, những công cụ này giúp ích rất nhiều cho Tester, giúp họ phát hiện được nhiều lỗi hơn, mà không cần phải thao tác quá nhiều.

Mình sẽ lấy 1 ví dụ cho các bạn hình dung:

  • Mình có 1 website với 100 chức năng (Những website thế này rất phổ biến).
  • Mình có 1 App giống với website ở trên, nhưng là mobile platform.
Website nhiều chức năng

Nếu mỗi chức năng thử nghiệm mất 1 ngày, và mỗi lần phát hiện ra lỗi, sửa lỗi sẽ mất thêm 1 ngày nữa. Giả sử mỗi chức năng có 2 lỗi. Vậy tính xem, với 100 chức năng, trên 3 platform, chúng ta sẽ mất bao nhiêu ngày cơ chứ?

Các bạn có thể đang nghĩ đến giải pháp là thuê thêm Tester! Ôi không, doanh nghiệp của chúng ta không thể lãng phí nhiều tiền như vậy được, chúng ta sẽ phá sản vì tiền lương của Tester mất.

Vâng, vậy những lúc thế này, công cụ tự động đã là cứu tinh của Tester, của doanh nghiệp. Không chỉ có khả năng chạy và kiểm thử nhiều tính năng 1 lúc, nó còn giúp ta báo lỗi chi tiết nhất về những lỗi mà ta đang gặp phải (Tiện quá còn gì, không phải đi mò lỗi rồi báo với mấy anh Dev).

3. Làm thế nào để lập trình công cụ tự động?

Phần các bạn mong chờ nhất tới rồi đây (Thật ra tác giả cũng muốn viết phần này lắm rồi)

Để lập trình được một công cụ tự động, chúng ta cần một số những kiến thức sau đây:

  1. Lập trình C# cơ bản
  2. Lập trình Window Form cơ bản (Để làm giao diện người dùng, có thể không cần thiết phải học)
  3. Những Framework hỗ trợ lập trình công cụ tự động như:
Đây là ảnh minh họa automation nha

Lời kết:

Trong bài viết này, mình đã chia sẻ cho các bạn thế nào là lập trình công cụ tự động, tại sao cần nó, và làm sao để tạo ra một công cụ tự động.

Trong kì sau, mình sẽ chia sẻ cho các bạn về Selenium (Framework hỗ trợ việc auto test website). Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình, hẹn gặp lại trong kì sau nhé!! Bye bye…

https://codelearn.io/sharing/lap-trinh-cong-cu-tu-dong-phan-1