Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Lập trình và lý thuyết đa trí tuệ

Chắc hẳn trong chúng ta trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường, đã từng được “đánh giá” là “học giỏi” hay “học dốt” dựa trên những con số trên học bạ của mình. “Học giỏi” thường sẽ được gắn mác “thông minh”, “học dốt” thường sẽ được gắn mác “kém thông minh”, đúng không nào?

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Howard Gardner (sinh ngày 11 tháng 7 năm 1943, một nhà tâm lý học phát triển người Mỹ và là giáo sư nghiên cứu về nhận thức và giáo dục của John H. và Elisabeth A. Hobbs tại trường Đại học Giáo dục Harvard ở Đại học Harvard) thì trí thông minh không chỉ đơn giản thể hiện qua điểm số hay thậm chí chỉ số IQ. Năm 1983, ông đã xuất bản một cuốn sách có nhan đề Frames of Mind (tạm dịch Cơ cấu của trí tuệ), trong đó ông công bố các nghiên cứu và lý thuyết của mình về sự đa dạng của trí thông minh (Theory of Multiple Intelligences).

Theo Học thuyết Đa Trí tuệ, có 9 trí thông minh chính

1. Trí thông minh logic toán học

2. Trí thông minh hình ảnh không gian

3. Trí thông minh vận động thể chất

4. Trí thông minh âm nhạc

5. Trí thông minh ngôn ngữ

6. Trí thông minh nội tâm

7. Trí thông minh thiên nhiên

8. Trí thông minh giao tiếp xã hội

9. Trí thông minh hiện sinh (triết học)


Thuyết đa thông minh

             Nguồn: http://kiwipagroup.com/
Như vậy trong mỗi chúng ta ít nhiều đều có một hoặc nhiều trí thông minh ở những mức độ khác nhau.

Để phát triển được toàn bộ khả năng của mình, các nhà khoa học khuyến khích mỗi người phát triển tối đa tất cả các loại hình trí thông minh ở trên. Có như vậy, chúng ta sẽ càng thành công và đạt được nhiều cơ hội, hạnh phúc hơn trong cuộc sống.

Có rất nhiều cách để phát triển các loại trí thông minh, và học lập trình là một trong các cách mà các bạn nên rèn luyện, để thông qua đó, phát triển khả năng của bản thân hơn, đồng thời mang lại nhiều cơ hội hơn cho tương lai của mình. 

Sau đây là một số lợi ích của lập trình đối với các mặt của trí thông minh:

1. Trí thông minh logic toán học

Ắt hẳn, khi nghĩ đến lập trình, chúng ta sẽ hình dung đến những hàm, thuật toán, biến số và những con số. Trong quá trình học lập trình, bắt buộc các bạn phải làm quen với những yếu tố này, không ít thì nhiều mindset của chúng ta sẽ trở nên logic hơn, mạch lạc hơn.

2. Trí thông minh hình ảnh không gian

Các lập trình viên sẽ rất cần trí tưởng tượng, hình dung ra hình ảnh không gian khi ‘xem’ các thành phần hoặc mô-đun khác nhau của phần mềm tương tác với nhau như thế nào. Và khi ‘xem’ các hệ thống đa ngành khác nhau tương tác với nhau như thế nào thông qua các giao diện, bắt buộc loại trí thông minh này phải được tôi luyện.

3. Trí thông minh ngôn ngữ

Một lập trình viên phải hiểu được ngôn ngữ của máy để giao tiếp với nó.

Việc đọc hiểu tài liệu, và viết tài liệu là việc thường ngày của các bạn lập trình viên. Hơn thế nữa, khi làm việc nhóm, giao tiếp với các thành viên hay giải trình với khách hàng, trí thông minh này càng được bộc lộ và phát huy hiệu quả. Nếu bạn chưa đủ tốt đối với loại hình thông minh này, môi trường làm việc của các lập trình viên sẽ thúc đẩy bạn phải thay đổi và tiến bộ cho phù hợp.

4. Trí thông minh vận động thể chất

Chắc hẳn, không ít người khi nghĩ đến các lập trình viên, sẽ hình dung ra những nhân viên hay ngồi văn phòng ít hoạt động. Tuy nhiên, ngoài việc sử dụng tay nhuần nhuyễn do phải code thường xuyên, để có sức khỏe chịu đựng được áp lực trong ngành này, các bạn lập trình cũng rất năng nổ hoạt động thể lực như đá bóng, cầu lông, tập thể hình… Ở Neos cũng có một đội bóng trẻ đầy nhiệt huyết, ngoài việc rèn luyện thể lực, các bạn có thể giao lưu với nhau để thấu hiểu và tạo môi trường làm việc thân thiết hơn.

5. Trí thông minh giao tiếp xã hội

Trí thông minh này thể hiện khả năng tương tác xã hội, có sức ảnh hưởng và thuyết phục người khác. Đây chắc hẳn là một trong những loại hình trí thông minh không thể thiếu của lập trình viên. Bởi việc tương tác giữa các thành viên, thấu hiểu khách hàng là những yếu tố quan trọng trong công việc lập trình.