Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Leader và Leadership là gì? Làm lãnh đạo “tưởng không khó” mà “khó không tưởng”

Trong bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào, dù quy mô nhỏ hay lớn, đều cần có những vị trí Leader. Vậy Leader là gì? Leadership là gì? Liệu Leadership và Management có giống nhau không? Và cần phát triển những phẩm chất và kỹ năng nào để trở thành một Leader xuất sắc? Hãy cùng Base.vn khám phá thông tin chi tiết trong bài viết sau đây.

1. Leader là gì? Leadership là gì?

1.1 Leader là gì?

Leader là người giữ vị trí trưởng nhóm, chỉ huy, hoặc lãnh đạo một đội nhóm, tập thể, hoặc tổ chức, nhằm kiểm soát và định hướng các hoạt động của tập thể đó. Người Leader có trách nhiệm quản lý hoạt động của đội nhóm, xác định phương hướng, xây dựng kế hoạch, tạo động lực, và truyền cảm hứng cho các thành viên trong tổ chức để họ có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Công việc chính của một Leader thường bao gồm phân công nhiệm vụ, đào tạo kỹ năng, giám sát và đánh giá hiệu suất của từng thành viên trong nhóm. Tùy theo mô hình và cơ cấu của mỗi doanh nghiệp, Leader có thể đảm nhận các vai trò như Giám đốc, Trưởng phòng, Trưởng nhóm, Quản đốc, Đội trưởng,…

Leader là gì?

1.2 Một số khái niệm liên quan: team leader, sub leader, shift leader…

Team Leader: Thuật ngữ “Team Leader” dùng để chỉ người lãnh đạo hoặc người quản lý trực tiếp của một đội nhóm (team). Team Leader có nhiệm vụ thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch, chỉ đạo triển khai, giám sát và đánh giá hiệu suất công việc của nhóm.

Sub Leader: “Sub Leader” là những người giữ các vị trí như đội phó, phó phòng, hoặc phó giám đốc. Vai trò và chức vụ của Sub Leader thấp hơn so với Leader nhưng cao hơn so với các thành viên khác trong tổ chức.

Shift Leader: Thuật ngữ “Shift Leader” dùng để chỉ những người giữ vị trí trưởng ca hoặc tổ trưởng trong nhà hàng và khách sạn. Shift Leader có thẩm quyền quản lý và điều hành một nhóm nhân viên trong khu vực của mình. Các nhiệm vụ chính của họ thường bao gồm việc theo dõi chấm công, hướng dẫn nghiệp vụ và giải quyết khiếu nại.

Co-Leader: Thuật ngữ “Co-Leader” có nghĩa là đồng lãnh đạo, được dùng để chỉ những cá nhân có chung trách nhiệm lãnh đạo với người khác. Để đạt được mục tiêu chung, các Co-Leader cần giao tiếp, cộng tác hòa hợp trong việc thống nhất ý kiến và định hướng.

Technical Leader: “Technical Leader” là người đứng đầu nhóm trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ thông tin. Technical Leader chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định kỹ thuật, thiết kế hệ thống và xác định phương pháp làm việc hiệu quả. Họ cần trang bị kiến thức chuyên sâu về công nghệ, quy trình phát triển phần mềm và các nguyên tắc quản lý dự án.

Khái niệm liên quan Leader

1.3 Leadership là gì?

Có nhiều định nghĩa về “Leadership” từ đơn giản đến phức tạp, từ ngắn gọn đến đầy đủ:

Peter Drucker: “The only definition of a leader is someone who has followers.” Theo Peter Drucker, khái niệm duy nhất của lãnh đạo là người có những người đi theo.

Warren Bennis: “Leadership is the capacity to translate vision into reality.” Còn theo Warren Bennis, lãnh đạo là khả năng chuyển đổi tầm nhìn thành hiện thực.

Bill Gates: “As we look ahead into the next century, leaders will be those who empower others.” Theo Bill Gates, khi chúng ta nhìn về phía trước trong thế kỷ tới, những nhà lãnh đạo sẽ là những người trao quyền cho người khác.

Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể rút kết định nghĩa khái quát về “Leadership” như sau:

“Leadership” liên quan đến khả năng lãnh đạo hay năng lực lãnh đạo của người Leader. Bản chất thực sự của kỹ năng này là tạo nên một tổ chức kết nối, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Đây là quá trình để Leader chứng minh năng lực lãnh đạo của bản thân, cũng như giành được sự tín nhiệm của các thành viên trong nhóm.

Kỹ năng “Leadership” được thể hiện qua cách ứng xử, khả năng dẫn dắt, kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ của người Leader. Nhiều người thường nhầm lẫn “Leadership” với việc sai khiến, ra lệnh và chỉ bảo người khác. Tuy nhiên, đây là kỹ năng truyền cảm hứng và kích hoạt tinh thần làm việc của tổ chức.

Ngoài ra, “Leadership” không liên quan đến thâm niên hay cấp bậc trong cơ cấu phân cấp của doanh nghiệp. “Leadership” là một khả năng mà dù ở bất cứ vị trí nào, nếu một ai đó trong nhóm có đầy đủ tố chất thì sẽ có khả năng lãnh đạo, dù đó là trong tôn giáo, một nhóm người trong cộng đồng, hay thậm chí trong một gia đình.

Leadership là gì?

2. So sánh Leadership và Management

Lãnh đạo và Quản lý là hai khái niệm có liên quan mật thiết trong quản trị nhân sự nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau. Lãnh đạo tập trung vào hoạch định tầm nhìn, truyền cảm hứng và đổi mới, trong khi quản lý chú trọng vào lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát các hoạt động hàng ngày. Dưới đây là bảng so sánh thể hiện sự khác biệt giữa Leadership và Management:

Tiêu chíLeadership (Lãnh đạo)Management (Quản lý)
Định nghĩaKhả năng dẫn dắt, chuyển đổi tầm nhìn thành hiện thực và truyền cảm hứng cho tổ chứcKhả năng lập kế hoạch, tổ chức, điều phối và kiểm soát các nguồn lực để đạt được mục tiêu cụ thể
Mục tiêu chínhTạo ra sự thay đổi, định hướng và động lựcĐảm bảo sự ổn định và hoàn thành mục tiêu hiệu quả
Chức năngDẫn dắt những cải tiến lớn và xây dựng tầm nhìn mới để đối phó với sự thay đổi của môi trường kinh doanhĐiều hành các hoạt động hàng ngày và duy trì hiệu suất để đối phó với rắc rối của môi trường kinh doanh
Tập trung vàoTầm nhìn dài hạn, phát triển con người và văn hóa tổ chứcHệ thống, quy trình, cấu trúc và mục tiêu ngắn hạn
Phương pháp tiếp cậnSử dụng tầm nhìn, động lực và cảm hứng để tạo ra sự ảnh hưởngSử dụng quyền hành, quy tắc và quy trình để kiểm soát
Phương thức giao tiếpTruyền cảm hứng, thúc đẩy sáng tạo, thuyết phục, xây dựng lòng tinChỉ dẫn, ra lệnh và giám sát trực tiếp
Đổi mới và cải tiếnKhuyến khích đổi mới và chấp nhận rủi roDuy trì và cải thiện quy trình hiện có để giảm thiểu rủi ro
Cơ sở ra quyết địnhTầm nhìn, giá trị và sự đổi mớiDữ liệu, phân tích và hệ thống quy tắc
Quan hệ với nhân viênTạo dựng mối quan hệ cá nhân với các thành viên trong đội nhómDuy trì mối quan hệ công việc và đảm bảo sự tuân thủ

3. Leadership style: Một số phong cách lãnh đạo điển hình

Có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, và không có phong cách nào là hoàn toàn vượt trội hơn tất cả. Tùy vào tình huống cụ thể và môi trường công việc, Leader có thể sử dụng một hoặc kết hợp các phong cách lãnh đạo để đạt được mục tiêu của tổ chức. Sau đây là một số phong cách lãnh đạo phổ biến mà các Leader có thể tham khảo:

Phong cách lãnh đạoĐặc điểm
Độc đoán (Autocratic Leadership)– Leader ra quyết định mà không cần tham khảo ý kiến của các thành viên khác.
– Thường được áp dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi cần sự kiểm soát chặt chẽ.
Dân chủ (Democratic Leadership)– Leader khuyến khích các thành viên trong nhóm tham gia vào quá trình ra quyết định.
– Quyết định được đưa ra sau khi tổng hợp ý kiến và đề xuất của các thành viên.
Ủy quyền (Delegating Leadership)– Leader ủy quyền cho các thành viên trong nhóm ra quyết định.
– Thường được áp dụng khi các thành viên có đủ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng để tự quản lý.
Huấn luyện (Coaching Leadership)– Leader ưu tiên cho các hoạt động phát triển con người và hỗ trợ các thành viên học hỏi và phát huy tối đa năng lực của họ.
Chuyển đổi (Transformational Leadership)– Leader tạo động lực và khuyến khích sự đổi mới trong nhóm thông qua việc xây dựng tầm nhìn và cam kết.
– Thúc đẩy sự sáng tạo, cải tiến và phát triển con người.
Giao dịch (Transactional Leadership)– Leader tập trung vào thiết lập hệ thống các quy tắc, thưởng phạt và theo dõi hiệu suất.
– Quản lý nhân viên dựa trên sự thỏa thuận và hợp đồng.
Quan liêu (Laissez-Faire Leadership)– Leader cho phép nhóm tự quản, cũng như ra quyết định mà không can thiệp nhiều.
– Phù hợp với nhóm hoặc tổ chức có khả năng tự quản cao.
Phục vụ (Servant Leadership)– Leader tập trung vào công tác phục vụ và hỗ trợ các thành viên trong nhóm.
– Đặt nhu cầu của các thành viên lên hàng đầu và thúc đẩy sự phát triển cá nhân.
Tình huống (Situational Leadership)– Leader điều chỉnh phong cách lãnh đạo dựa trên tình huống cụ thể và đặc trưng của tổ chức.
– Đảm bảo phong cách lãnh đạo phù hợp với môi trường công việc cụ thể.
Phong cách lãnh đạo

4. 3 khía cạnh tạo thành một leader tài năng: Mô hình ASK

Mô hình ASK là một khung công cụ quan trọng được sử dụng để đánh giá và phát triển nhân  sự trong một doanh nghiệp. ASK là viết tắt của Attitudes (Thái độ), Skills (Kỹ năng) và Knowledge (Kiến thức). Đối với việc đánh giá năng lực và khả năng của một Leader, các tiêu chí của mô hình ASK được ứng dụng như sau:

4.1 Knowledge (Kiến thức)

Kiến thức là tất cả sự hiểu biết của Leader đối với lĩnh vực công việc của họ, thường bao gồm:

  • Kiến thức Chuyên môn: Hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn và các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến công việc của tổ chức.
  • Kiến thức về Quản lý Dự án: Nắm vững các nguyên tắc và phương pháp quản lý dự án, từ việc lập kế hoạch, triển khai, đến giám sát tiến độ và đánh giá hiệu suất.
  • Kiến thức về Quy trình và Công cụ: Hiểu biết về các quy trình làm việc và công cụ, phần mềm hoặc ứng dụng hỗ trợ, đảm bảo nhóm hoạt động hiệu quả và đạt chất lượng cao.
  • Kiến thức về Quản trị Nhân sự: Nắm vững kiến thức liên quan đến quản trị con người, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất và phát triển nhân viên.
  • Kiến thức về Văn hóa Tổ chức: Hiểu rõ về văn hóa tổ chức, tầm nhìn, sứ mệnh và quy định của doanh nghiệp để đảm bảo sự tuân thủ và chấp hành của đội nhóm.

4.2 Skill (Kỹ năng)

Một Leader cần sở hữu nhiều kỹ năng khác nhau để dẫn dắt tổ chức đi đến thành công. Dưới đây là các kỹ năng then chốt mà một Leader nên có:

  • Kỹ năng Lập kế hoạch chiến lược: Xác định những mục tiêu tổ chức sẽ đạt được trong dài hạn và các phương án để thực hiện mục tiêu đó. Với một kế hoạch chiến lược phù hợp, tổ chức có được định hướng rõ ràng và sự phân công công việc chặt chẽ, giúp đẩy mạnh sự phát triển và thành công bền vững.
  • Kỹ năng Giao việc: Phân công nhiệm vụ và giao việc không phải là việc lựa chọn người giỏi nhất mà là chọn người phù hợp nhất dựa trên sự đánh giá và nhìn nhận về điểm mạnh, kỹ năng, chuyên môn của mỗi cá nhân trong tổ chức. Nếu Leader giao việc cho người không phù hợp thì hiệu suất kém và tranh cãi là những hậu quả có thể xảy ra.
  • Kỹ năng Quản lý thời gianSắp xếp và sử dụng thời gian một cách hợp lý để hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất. Điều này bao gồm việc ưu tiên thực hiện công việc quan trọng, lập kế hoạch chi tiết, đặt mục tiêu rõ ràng, giao việc cho nhân viên phù hợp và dự phòng phương án điều chỉnh khi cần thiết.
  • Kỹ năng Giao tiếp: Truyền đạt thông tin và kỳ vọng một cách rõ ràng để giúp nhân viên nắm rõ các vấn đề họ cần làm. Đồng thời, Leader cũng cần lắng nghe và phản hồi một cách tích cực đối với ý kiến của nhân viên để củng cố mối quan bền chặt với các thành viên trong nhóm.
  • Kỹ năng Phát triển năng lực thành viên: Hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của các thành viên trong nhóm. Thay vì can thiệp trực tiếp vào công việc của từng thành viên, Leader tạo ra cơ hội để họ chủ động sáng tạo, giúp đỡ lẫn nhau và học hỏi từ các đơn vị hoạt động trong cùng lĩnh vực.
  • Kỹ năng Ra Quyết định: Xác định vấn đề, thu thập và phân tích thông tin, đánh giá các lựa chọn một cách khách quan, và chọn phương án tối ưu. Leader cần ra quyết định kịp thời, triển khai hiệu quả, theo dõi tiến độ và rút kinh nghiệm từ kết quả. Các kỹ năng bổ trợ như tư duy phản biện, quản lý rủi ro, và giao tiếp cũng rất quan trọng để đảm bảo quyết định được thực hiện đúng đắn.
Kỹ năng của Leader

4.3 Attitude (Phẩm chất / Thái độ)

Thái độ liên quan đến các phẩm chất, quan điểm và cách cư xử của Leader đối với công việc, cấp dưới và tổ chức. Một số phẩm chất cần thiết để trở thành một leader giỏi bào gồm:

Thấu hiểu và Đồng cảm: Sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm với tâm tư, nguyện vọng và khó khăn của các thành viên, từ đó tạo nên sự đoàn kết và nâng cao hiệu suất công việc.

Tự tin và Quyết đoán: Sự tự tin sẽ tạo dựng được lòng tin từ các thành viên trong nhóm, giải quyết vấn đề triệt để và quản lý quan hệ tốt. Tuy nhiên, cần cân bằng tự tin với tính trung thực, tránh trở nên tự cao hoặc không lắng nghe ý kiến của người khác.

Trách nhiệm: Gánh vác trách nhiệm đối với mọi hoạt động của tổ chức. Khi xảy ra vấn đề, Leader cần đánh giá lại hướng đi và cách quản lý, thừa nhận sai sót và rút kinh nghiệm, thẳng thắn bàn bạc với nhân viên để giải quyết vấn đề sớm nhất có thể.

Đạo đức và Chính trực: Tuân thủ các giá trị đạo đức và duy trì tính chính trực trong mọi hành động và quyết định để xây dựng giá trị cá nhân và làm gương cho các thành viên.

Làm chủ cảm xúc: Quản lý cảm xúc, tránh để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến công việc và tổ chức, luôn nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và tích cực.

5. Level of leadership: Mô hình 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell

Tiến sĩ John Maxwell, một nhà lãnh đạo, tác giả, và người thầy lỗi lạc, đã có những đóng góp to lớn cho nền khoa học quản trị hiện đại. Trong đó, mô hình 5 cấp độ lãnh đạo của ông đã trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển sự nghiệp của hàng triệu nhà lãnh đạo trên toàn thế giới. Mô hình này chỉ ra rằng:

Cấp độ 1 – Chức vụ (Position): Ở giai đoạn này, nhân viên tuân theo chỉ thị của nhà lãnh đạo vì thứ tự cấp bậc hoặc quyền hạn. Lãnh đạo ở cấp độ này chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ mà chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể.

Cấp độ 2 – Quyền hạn (Permission): Khi đã xây dựng được lòng tin và sự tôn trọng, nhà lãnh đạo bắt đầu nhận được sự tự nguyện tuân theo từ người khác. Ở cấp độ này, lãnh đạo có khả năng truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên.

Cấp độ 3 – Thành tích (Production): Với những thành tựu và cống hiến cụ thể cho tổ chức, nhà lãnh đạo nhận được sự kính nể và tín nhiệm từ mọi người, đồng thời tạo ra môi trường làm việc hiệu quả, thúc đẩy năng suất và sự phát triển chung.

Cấp độ 4 – Phát triển con người (People Development): Tập trung vào sự phát triển cá nhân, nhà lãnh đạo hỗ trợ và dẫn dắt người khác, tạo dựng môi trường học tập và phát triển tích cực, khai phá tiềm năng của mỗi thành viên.

Cấp độ 5 – Đỉnh cao (Pinnacle): Đây là giai đoạn cao nhất trong sự nghiệp lãnh đạo, nơi họ được mọi người tôn trọng và ngưỡng mộ bởi nhân cách, giá trị, và ảnh hưởng tốt đẹp mà họ mang lại cho tổ chức và xã hội.

6. Điểm danh một số nhà lãnh đạo nổi tiếng trong giới kinh doanh

Trong những năm gần đây, nhiều nhà lãnh đạo xuất chúng đã xây dựng nên các doanh nghiệp vững mạnh và đạt được vị thế đáng ngưỡng mộ trên thị trường toàn cầu. Dưới đây là năm nhà lãnh đạo nổi bật từ các tập đoàn danh tiếng:

Jeff Bezos – Amazon

Nhắc đến những nhà lãnh đạo thành công trên thế giới, không thể không nhắc đến Jeff Bezos, người đã đưa Amazon lên một tầm cao mới. Hiện là CEO của Amazon, Bezos là người tiên phong mở ra một trang mới cho ngành thương mại điện tử.

Ông không chỉ là một nhà lãnh đạo tài ba mà còn là một nhà quản lý nổi tiếng, người đã lèo lái Amazon đạt đến đỉnh cao ngày hôm nay. Năm 2012, Jeff Bezos được tạp chí Forbes vinh danh vào vị trí số 1 trong danh sách những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất nước Mỹ.

Tim Cook – Apple

Tim Cook đã chứng tỏ năng lực quản trị xuất sắc của mình kể từ khi gia nhập Apple 16 năm trước. Trên cương vị CEO, ông đã đưa ra những quyết định thể hiện tài năng quản trị trước những thách thức lớn, trở thành tấm gương cho các doanh nhân đương thời.

Văn hóa tôn trọng lẫn nhau giữa các quản lý và nhân viên tại Apple do Tim Cook đề xướng đã giúp ông ngày càng được tín nhiệm trong tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Phương châm “không cố quá khả năng” của ông đã tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên.

Larry Page – Google

Larry Page là một nhà lãnh đạo tài ba và nhà quản trị thành công, người đã giúp Google vượt qua nhiều thách thức. Mặc dù phải đối mặt với nhiều chỉ trích, Larry Page vẫn kiên định với định hướng của mình, chấp nhận thử thách và không để ý kiến của người khác ảnh hưởng đến cách làm việc của bản thân.

Trong quản trị nhân sự, Larry luôn có những quyết định táo bạo và rất yêu thích nhân tài. Trước tin đồn bị Twitter (sau này là X) dụ dỗ nhân viên của công ty, ông đã nhanh chóng tái cấu trúc tổ chức và trao chức vụ CEO của Google cho Sundar Pichai. Hành động này thể hiện phẩm chất luôn hy sinh lợi ích cá nhân vì mục tiêu chung của tổ chức.

Anne Mulcahy – Xerox

Anne Mulcahy, được mệnh danh là “bà hoàng thuyết phục”, đã cứu Xerox khỏi phá sản và vực dậy doanh nghiệp này trong giai đoạn tăm tối nhất. Quyết định không cắt ngân sách nghiên cứu dù đang chịu rất nhiều áp lực tài chính của bà đã khiến rất nhiều nhân viên khâm phục. Phong cách lãnh đạo của Anne là lắng nghe nhân viên, khách hàng và nhà đầu tư, luôn yêu cầu những mục tiêu kinh doanh rõ ràng và thực hiện đúng cam kết với khách hàng.

Indra Nooyi – PepsiCo

Indra Nooyi, doanh nhân nữ quyền lực nhất thế giới và CEO của PepsiCo, đã định hình xu hướng thị trường thay vì thuận theo nó. Khi mới lên nắm quyền tại PepsiCo, mỗi 15 phút bà sẽ viết ghi chú cho vợ hoặc chồng nhân viên, nhưng sau một chuyến trở về thăm Ấn Độ, bà quyết định viết thư cho ba mẹ nhân viên mỗi 15 phút để gắn kết mọi người như một gia đình. Điều này đã tạo ra sự kết nối tuyệt vời trong nguồn nhân lực của PepsiCo.

Nguồn: https://base.vn/blog/leader-la-gi/