LỰA CHỌN LAPTOP LẬP TRÌNH – NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH CỦA MỌI LẬP TRÌNH VIÊN
Jan 30, 2023
Laptop lập trình quan trọng cỡ nào với lập trình viên?
Cách đây không lâu, trong một cuộc phỏng vấn, anh Mark Zúc Zúc gì đó, CEO Facebook đã từng nói rằng:
Laptop lập trình là điều quan trọng nhất, còn những thứ khác có hay không có, không quan trọng!
Bill Gates, ngày vừa sáng lập Microsoft, cũng có một câu tương tự:
Có hai thứ mà lập trình viên giỏi nào cũng phải có. Thứ đầu tiên là một người thầy giỏi, động viên và dẫn dắt ta đi đúng hướng. Thứ còn lại chính là một chiếc laptop nhanh, bền, tốt, luôn bên ta trên suốt quãng đường học tập và lập trình.
Đương nhiên là 2 bác ở trên không nói ra câu này đâu, do Code Dạo chế ra cả thôi. Nói có vẻ đùa nhưng sự thật đúng là như vậy!
Đối với một developer, laptop vô cùng quan trọng. nó là người bạn, người anh em đồng hành. Nó thứ bạn sử dụng hơn 8 tiếng mỗi ngày, vừa để học và làm việc, vừa để xem phim heo và vui chơi giải trí.
Do vậy, trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ một số tiêu chí để chọn laptop lập trình, cùng một số mẫu laptop phù hợp cho các bạn tham khảo nhé.
Laptop nào mà chả lập trình được? Sao phải chọn?
Đương nhiên là hầu như laptop nào cũng dùng để lập trình được, nhưng laptop nhanh sẽ làm tăng năng suất làm việc của bạn hơn. Đừng tiếc tiền mà dùng máy dỏm, vì một chiếc laptop tốt sẽ tiết kiệm của bạn rất nhiều thời gian và tiền bạc về sau.
Giả sử mỗi ngày dùng laptop 8-10 tiếng, máy nhanh hơn 10% sẽ giúp bạn tiết kiệm 1 tiếng mỗi ngày, 4 năm tiết kiệm được 1460 tiếng… tức 60 ngày.
Chọn một chiếc laptop tốt ngay từ đầu cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí để nâng cấp, sữa chữa về sau. Chưa kể, nếu bạn muốn theo nghiệp lập trình game, lập trình di động thì phải có laptop mạnh hoặc chuyên biệt thì mới đáp ứng được nhu cầu.
Những yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn laptop
Tất nhiên, laptop cũng có 5,7 loại, mắc có rẻ có, rất có chọn lựa. Do vậy, mình liệt kê một số tiêu chí các bạn cần lưu ý khi lựa chọn laptop nhé!
Cấu hình
CPU: Càng nhanh càng tốt, ít nhất lên mua chip i5 hoặc i7, tốc độ xử lý từ 3Ghz lên là ok
RAM: Càng nhiều càng tốt, ít nhất phải là 8GB vì có một số IDE ăn RAM rất khủng. Nếu có điều kiện thì mua luôn 16GB sẽ dễ thở hơn, chạy máy ảo cũng được luôn.
Ổ cứng: Nếu có điều kiện, nên chọn loại có ổ SSD hoặc lắp thêm ổ SSD. Chi phí bỏ ra không nhiều nhưng lại tăng tốc độ của máy lên nhiều lần. Ổ cứng nên kiếm khoảng 500GB-1TB vì sẽ cần lưu trữ nhiều… tài liệu học tập, cài nhiều phần mềm.
Card đồ hoạ: Thật ra cái này không cần lắm, dùng card onboard vẫn code bay tóc rồi. Tuy nhiên, nếu làm lập trình game, làm đồ hoạ hoặc cần encode video thì nên sắm loại có card rời. Nếu muốn chơi game thì kiếm con này card ổn ổn một tí nhé.
Tuy nhiên, nhiều bạn khi mua máy cứ chăm chăm vào cấu hình mà quên các yếu tố khác rất quan trọng.
Ngoài cấu hình cần để ý cái chi?
Màn hình: To hay nhỏ? Màn hình có đủ sáng, hiển thị ok không không?
Trọng lượng: Máy nặng hay nhẹ, có dễ mang đi hay không? Nếu hay di chuyển thì nên mua loại nhẹ, màn hình nhỏ. Nếu ít di chuyển thì nên mua loại to và nặng hơn, code cho sướng.
Pin và tản nhiệt: Pin trâu hay pin yếu, tản nhiệt như thế nào, xài lâu có bị nóng không?
Bàn phím: Bàn phím để code gõ có thoải mái không? Đây là thứ rất quan trọng vì bạn phải gõ code rất nhiều. Ngoài ra, chúng ta thường hay code đêm nên hãy ưu tiên loại có đèn bàn phím.
Độ bền: Máy có bền hay không, bảo hành bao lâu? Laptop sẽ theo bạn ít nhất 4 năm đại học nên hãy hỏi bạn bè xem hãng đó máy xài bên hay mau hỏng, chế độ bảo hành thế nào?
Giá: Giá cả ra sao? Có phù hợp túi tiền không?
Một số mẫu laptop phù hợp
Dưới đây, mình có khuyến khích một số loại laptop dựa theo ý kiến cá nhân, nếu có loại nào ổn hơn anh em cứ giới thiệu nhé:
Ngon bổ rẻ
HP 15-AY013NR 15.6-inch: Giá không cao, CPU i5-6200U, RAM 8GB, SSD 128GB (nên gắn thêm), card onboard Intel. Quá đủ để code.
Dell XPS 13
Lenovo Thinkpad
Cho các bạn có nhiều tiền
Dòng Macbook Pro: Máy đẹp, chụp tự sướng trông rất bảnh, nhẹ nên tiện dụng dễ mang theo, pin trâu 7-8 tiếng. Máy chạy bền và ổn định, tắt mở rất nhanh, hỗ trợ command line và các công cụ lập trình rất tốt. Nhược điểm là giá hơi cao, đôi khi cần cài thêm Windows để code một số thứ. Ngoài ra Mac không thích hợp chơi game nên game không nhiều, khó chạy các game khủng.
Dòng Alienware: Cấu hình ngon, chơi game và code đã, máy ngầu hầm hố. Tuy nhiên giá hơi cao và do “hầm hố” nên máy và cục sạc hơi nặng, vác theo rất mệt
Tầm trung
Lenovo Yoga 710 15.6-inch
Asus Zenbook UX331UN-EG129TS/i5-8250U
HP Envy 13-ah0026TU 4ME93PA
Tầm thấp, giá rẻ đủ code
HP Probook 440 G5 3CH00PA
Asus F560UD-BQ327T
Dell Vostro 3578 V3578C
Kết
Xét cho cùng, laptop chỉ là công cụ để học lập trình. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ thế nào còn tuỳ thuộc vào bản thân mỗi người!
You need to login in order to like this post: click here