Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Marketer là ai? Nghề marketing có những vị trí công việc nào?

Nguồn: Vietmoz

Người làm marketing (Marketer) là ai?

Người làm marketing hay còn gọi là marketer là người chịu trách nhiệm tạo ra sự liên kết giữa khách hàng và sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi công ty. Sự liên kết này được vận hành như 1 chuỗi cung ứng, duy trì lượng hàng hóa để cung cấp hoặc quảng cáo sản phẩm một cách khéo léo để tăng doanh số bán hàng hoặc đôi khi có thể xây dựng nhận thức về thương hiệu cũng như mang lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó một marketer cần chịu trách nhiệm sử dụng và phân tích các dữ liệu để đo lường cải thiện hiệu quả trên từng kênh marketing.

Ở các công ty nhỏ thì một chuyên gia marketing có thể kiêm nhiệm tất cả các công việc, trong khi đó ở các công ty lớn có thể phân chia thành nhiều nhóm hoặc phòng ban khác nhau.

Vai trò và nhiệm vụ của một Marketer bao gồm những gì?

  • Thực hiện nghiên cứu khách hàng và nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu giúp bạn xác định thị trường mục tiêu và cơ hội, đồng thời giúp bạn cải thiện góc nhìn về sản phẩm và dịch vụ của công ty.
  • Giám sát các nhà cung cấp và đại lý bên ngoài. Marketer thường chịu trách nhiệm lựa chọn và quản lý các đại lý và nhà cung cấp. Đôi lúc có thể bao gồm các Agency quảng cáo, đại lý hoặc chuyên gia PR, .v.v.
  • Design Thingking: Tư duy thiết kế là chìa khóa để tạo ra những trải nghiệm người dùng xuất sắc. Việc thấu hiểu tâm lý và hành vi người dùng sẽ giúp bạn tạo ra những sản phẩm tốt hơn cũng như có thể xây dựng các trang web, các chiến dịch marketing đơn giản nhưng hiệu quả.
  • Thực hiện quản lý chiến dịch cho các sáng kiến ​​tiếp thị. Marketer chủ động xác định các sản phẩm và dịch vụ cần tập trung vào trong suốt chu kỳ bán hàng của công ty, sau đó tạo ra các tài liệu và thông tin để quản lý và đưa ra các chiến lược marketing mới.
  • Sản xuất tài liệu tiếp thị và quảng cáo. Phòng marketing nên tạo các tài liệu mô tả và quảng bá các sản phẩm hoặc dịch vụ chủ lực của công ty. Các tài liệu này cần liên tục cải thiện để góp phần giúp sản phẩm và dịch vụ phát triển hiệu quả hơn.
  • Tạo nội dung tối ưu hóa SEO cho website. Bộ phận marketing cần chịu trách nhiệm cập nhật nội dung Web, đồng thời làm việc để đảm bảo trang web của bạn xuất hiện trên Google khi có ai đó tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của công ty cung cấp.
  • Giám sát và quản lý hệ thống truyền thông xã hội. Marketer nên có kế hoạch quản lý và phát triển các trang mạng xã hội của công ty. Marketer cũng cần quản trị chặt chẽ những gì đã và đang được đăng trên các kênh Social Media.
  • Đóng vai trò là liên lạc viên truyền thông. Khi công ty của bạn được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông, là một marketer bạn thường đóng vai trò là người phát ngôn cho công ty của bạn hoặc hướng dẫn các Sếp cách trả lời các câu hỏi trên phương tiện truyền thông.

Nghề marketing có những vị trí công việc nào?

Công việc của marketer
Công việc của marketer

Thế giới marketing rất rộng lớn, tuy nhiên thông thường nghề marketing sẽ được chia thành 2 nhóm công việc chính:

  1. Công việc của marketing digital
  2. Công việc của marketing truyền thống

Đối với Digital Marketer (Digital Marketing)

Một số vị trí công việc phổ biến của ngành digital marketing:

  • Quản lý SEO/SEO Manager
  • Chuyên gia nội dung/Content Marketing Specialist
  • Người quản lý truyền thông xã hội/Social Media Manager
  • Chuyên gia phụ trách quảng cáo trả phí (các hoạt động Booking, PR, quảng cáo trên Google, Facebook,…)
  • Quản lý digital/Digital Marketing Manager

Quản lý SEO marketing

Bao gồm các công việc liên quan đến tối ưu công cụ tìm kiếm, các marketer cần nghiên cứu các thuật toán của công cụ tìm kiếm và thực hiện các kỹ thuật liên quan để giúp đưa trang web lên TOP với những từ khóa mục tiêu.

Chuyên gia nội dung – Content marketing specialist

Mục đích chính của chiến lược content marketing là xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua việc cung cấp các giá trị tuyệt vời cho khách hàng. Các chuyên gia nội dung thường dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu các chủ đề mà người dùng quan tâm và từ đó tạo ra những nội dung hấp dẫn để truyền thông đến họ thông qua website hoặc một nền tảng mạng xã hội nào đó.

Social Media Manager

Công việc của Social Media Manager là quản lý toàn bộ hệ thống thông tin trên mạng xã hội của doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của họ là tập trung cải thiện mức độ hiện diện của thương hiệu trên mạng xã hội, đồng thời phát triển các chiến lược nội dung để tăng tương tác cũng như thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Chuyên gia phụ trách quảng cáo

Toàn bộ công việc liên quan đến kế hoạch quảng cáo được thực hiện bởi chuyên gia này. Khi đảm nhiệm vai trò chuyên gia vụ trách quảng cáo, marketer cần có những kinh nghiệm triển khai các kế hoạch quảng cáo thực tế trên các nền tảng số nổi bật như: Google Adwords, Facebook Ads, Tiktok Ads và các nền tảng quảng cáo khác. Bên cạnh đó họ còn phụ trách luôn các mảng về quảng cáo PR trên báo điện tử và các kênh khác.

Digital Marketing Manager

Đây có thể coi là vị trí cao nhất trong các công việc làm về digital marketing. Nhiệm vụ chính của Digital Manager là giám sát quá trình phát triển nội dung tổng thể và cập nhật công nghệ mới để tối ưu các chiến lược marketing trên digital.

Bên cạnh đó họ cần tập trung nhiều hơn vào các kế hoạch đào tạo nội bộ cũng như góp phần xây dựng kế hoạch truyền thông để nâng cao nhận diện thương hiệu cũng như thúc đẩy gia tăng lưu lượng truy cập để tăng chuyển đổi khách hàng.

Đây là vị trí công việc đòi hỏi bạn cần nhiều trải nghiệm trong lĩnh vực digital marketing.

Đối với marketer truyền thống

Đối với vị trí marketing truyền thống ở những công ty khác nhau sẽ có những vai trò riêng biệt, có khi marketer sẽ làm tất cả các công việc, nhưng cũng có công ty lại chia thành các phòng ban khác nhau.

Tối ưu trải nghiệm khách hàng

Ngày nay các doanh nghiệp đều mong muốn khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời khi tương tác với thương hiệu của mình. Chính vì vậy các hoạt động sự kiện từ offline đến online đều được các doanh nghiệp đầu tư công sức để mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Rất nhiều công ty thiết lập riêng 1 bộ phận marketing phụ trách chuyên môn về xây dựng và cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Nghiên cứu thị trường

Một trong những công việc quan trọng nhất của bất kỳ marketer nào đó là nghiên cứu thị trường. Tuy nhiên đối với marketer truyền thống thì công việc này càng quan trọng hơn cả. Không chỉ thu thập thông tin trên môi trường Online, các marketer phải thu thập cả thông tin ở môi trường offline. Họ thường làm các hoạt động khảo sát, đánh giá, nghiên cứu các thông tin mà họ thu thập được để từ đó giúp quản lý đưa ra các quyết định chiến lược.

Làm việc với các Agency quảng cáo truyền thống

Điều dễ nhận thấy nhất trong các chiến dịch marketing truyền thống đó là hình thức quảng cáo ngoài trời, các marketer sẽ phải làm việc với designer để tạo ra những Banner, Poster quảng cáo ấn tượng. Đôi khi sẽ được treo tại các ngã ba, ngã tư, ngã năm hoặc đôi khi có thể được treo ở các tòa nhà, trong thang máy hoặc trong sự kiện nào đó.

4p marketing – Chiến lược marketing hỗn hợp

Marketing mix
Marketing mix

4p marketing là một trong nhiều phương pháp làm marketing nổi tiếng, 4p marketing được E Jerome McCarthy đưa ra vào những năm 1960, 4p marketing nghĩa là: Sản phẩm (Product), giá bán (Price), địa điểm (Place), khuyến mại (Promotion).

Về cơ bản, 4 chữ P này giải thích cách marketing với từng giai đoạn của doanh nghiệp.

Product (Sản phẩm)

Có một sản phẩm tốt là chìa khóa quan trọng cho mọi hoạt động marketing. Sản phẩm có thể là bất kỳ thứ gì mà doanh nghiệp cung cấp cho người tiêu dùng mục tiêu để thỏa mãn nhu cầu của họ. Điều quan trọng nhất cần trả lời câu hỏi là sản  phẩm đó mang lại lợi ích gì cho người tiêu dùng và vì sao họ phải trả tiền để sở hữu nó?

Price (Giá bán)

Cách thức bạn định giá sản phẩm và dịch vụ của mình là phần rất quan trọng trong chiến lược marketing. Yếu tố giá bán ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong doanh nghiệp của bạn như:

  • Lợi nhuận bạn sẽ đạt được
  • Bạn muốn nhắm tới thị trường mục tiêu nào và đối tượng tiêu dùng mục tiêu nào? Phân khúc thị trường của bạn là xa xỉ, cao cấp hay hàng đại trà, giá rẻ.
  • Các mục kế hoạch tài chính của công ty
  • Cạnh tranh định giá sản phẩm và các sản phẩm thay thế
  • Xu hướng và mốt
  • Tăng giá để có cảm nhận tốt hơn về chất lượng.

Place (Địa điểm)

Địa điểm bán hàng là nơi dễ dàng tương tác cũng như mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Điểm bán càng được tối ưu tốt thì quá trình mua hàng của khách hàng càng diễn ra tốt đẹp.

Promotion (Khuyến mại)

Theo Hiệp hội các nhà quảng cáo ANA, khuyến mại bao gồm các chiến thuật khuyến khích mua hàng trong thời gian ngắn, ảnh hưởng đến việc dùng thử và số lượng mua, đồng thời có thể đo lường khối lượng và lợi nhuận.

Ví dụ về khuyến mại như: Phiếu giảm giá, rút thăm trúng thưởng, bao bì đặc biệt…