Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Marketing là gì? 12 vấn đề cốt lõi của Marketing 2021 (Phần 2)

4. Content Marketing

Content marketing
Content marketing

Content marketing đề cập đến các hình thức marketing thông qua việc tạo và phân phối nội dung miễn phí trực tuyến. Các doanh nghiệp được biết là chi tiêu khá nhiều tiền cho content marketing với mục đích thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng.

Một số chiến lược content marketing phổ biến bao gồm:

  • Viết Blog: Đăng tải các bài viết trên blog của công ty giúp bạn thu hút được nhiều lưu lượng truy cập mà không phải trả tiền. Thông thường phương pháp này sẽ kết hợp với tối ưu SEO để tạo ra nhiều lưu lượng truy cập nhất có thể.
  • Video, Podcast: Sản xuất Video và Podcast giúp quảng bá kiến thức và hình ảnh thương hiệu của bạn rất tốt đối với công chúng mục tiêu.
  • Infographic: Infographic là dạng nội dung trực quan có khả năng thu hút người xem rất tốt. Bạn có thể thấy trên thế giới có cả mạng xã hội chia sẻ về infographic như Pinterest.
  • Ebook và whitepapers: Ebook và whitepapers là dạng nội dung dài chứa đựng rất nhiều thông tin hữu ích, thông thường các chủ website sẽ tạo ra các loại nội dung này với mục đích thu thập thông tin liên hệ của người đọc, để từ đó chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng.

5. Email Marketing

Email marketing
Email marketing

Marketing qua email là phương thức để doanh nghiệp có thể kết nối với khách hàng tiềm năng một cách trực tiếp nhất, chăm sóc từng khách hàng tiềm năng và cuối cùng chuyển đổi họ thành khách hàng là mục tiêu của chiến dịch Email marketing. Đây là phương pháp marketing trên nền tảng số, các công ty thường gửi email đến khách hàng và khách hàng tiềm năng. Nội dung của các email thường nhằm mục đích thuyết phục khách thực hiện một hành động nào đó có lợi cho doanh nghiệp.

Mô hình email marketing hiện đại đã rời xa các loại thư spam và thay vào đó tập trung vào sự cá nhân hóa, tùy chọn theo phân khúc và nhận được sự đồng ý của đối tượng tiếp nhận email.

6. Influencer Marketing

Influencer marketing
Influencer marketing

Phương pháp marketing này tập trung quanh một người có ảnh hưởng trong lĩnh vực của họ. Thay vì bạn phải tiếp cận hàng ngàn người, với Innfluencer marketing bạn chỉ cần tiếp cận với người có ảnh hưởng trong ngành và tìm cách để kết hợp cùng họ quảng bá sản phẩm và dịch vụ đến với người theo dõi/fan hâm mộ của họ.

7. Digital Marketing

Digital marketing
Digital marketing

Digital Marketing trong những năm gần đây đã phát triển rất mạnh mẽ, với khả năng tiếp cận rộng khắp và thời gian thực thi rất nhanh Digital Marketing là phương thức marketing không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Để làm tốt hình thức marketing này, bạn cần có được những kiến thức tổng thể về thế giới của digital marketing, sau đó bạn cần hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của từng công cụ trong digital marketing. Việc cuối cùng là xây dựng chiến lược, bạn có thể tự triển khai hoặc nhờ sự trợ giúp từ các Agency hoặc chuyên gia tư vấn.

8. Brand Marketing

Brand marketing
Brand marketing

Brand Marketing còn được gọi là marketing thương hiệu, đây là phương thức marketing dựa trên quá trình định hình nhận thức của công chúng và kết nối với đối tượng mục tiêu của họ. Brand marketing sử dụng cách kể chuyện, khả năng truyền cảm hứng, sự hài hước và sự sáng tạo để thiết lập một kết nối cảm xúc với khách hàng hiện tại và tiềm năng.

Một số hoạt động marketing thương hiệu có thể bạn đã biết tới như: Các hoạt động sự kiện tại điểm bán, các hoạt động sự kiện kết hợp mà ở đó thương hiệu có thể quảng bá hình ảnh đến với khách hàng mục tiêu.

9. Video Marketing

Video marketing
Video marketing

Trong khi trước đây chỉ có quảng cáo, giờ đây các doanh nghiệp đã đầu tư ngân sách để tạo và xuất bản tất cả các loại video giúp giải trí và giáo dục khách hàng cốt lõi của họ. Viral Video hay Viral Marketing cũng là một tên gọi khác của phương thức marketing này.

10. Print Marketing

Print Marketing
Print Marketing

Bên cạnh sự phát triển đột phá của digital marketing, Print marketing (hay còn gọi là marketing bằng tạp chí, in ấn) vẫn được một số doanh nghiệp quan tâm. Các doanh nghiệp sẽ tài trợ cho các bài báo, hình ảnh và nội dung tương tự trong các ấn phẩm mà khách hàng của họ đang đọc. Bạn có thể bắt gặp phương thức này khi xem tạp chí khi trên máy bay, hoặc các chuyên trang tạp chí về sức khỏe. .v.v.

11. SEM/SEO Marketing

SEO marketing
SEO marketing

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là quá trình phát triển một kế hoạch tối ưu trang web để cải thiện khả năng hiển thị trong một hoặc nhiều công cụ tìm kiếm. Thông thường, điều này bao gồm ba yếu tố:

  • SEO onpage: Chiến lược SEO này tập trung vào việc tối ưu các nội dung có sẵn trên trang web. Thông qua các hoạt động nghiên cứu từ khóa mà người dùng quan tâm, đồng thời xác định ý định tìm kiếm của từ khóa đó để từ đó cung cấp các câu trả lời tốt nhất cho người đọc.
  • SEO offpage: Phương pháp SEO này tập trung vào các hoạt động tối ưu bên ngoài trang web. Phần lớn các chuyên gia SEO sẽ tập trung vào việc xây dựng các backlink để cải thiện tính thẩm quyền của trang web, từ đó giúp gia tăng thứ hạng của trang web trên trang kết quả tìm kiếm.
  • Technical SEO: Hay còn được gọi là tối ưu kỹ thuật SEO, phương pháp này chú trọng tới việc cải thiện trải nghiệm người dùng khi truy cập vào website. Một số hình thức Technical SEO được biết tới như: tối ưu tốc độ tải trang, cải thiện dung lượng hình ảnh (nén ảnh), cải thiện dữ liệu có cấu trúc, tối ưu hóa các tệp CSS.

Để tìm hiểu thêm về SEO bạn có thể tham khảo các bài viết hướng dẫn cách làm SEO trên VietMoz Academy tại đây.

12. Paid Advertising

Paid marketing
Paid marketing

Paid Advertising là khái niệm bao gồm nhiều cách marketing quan trọng. Nó bao gồm các cách tiếp cận truyền thống như TVC và quảng cáo trên phương tiện truyền thông in ấn. Hoặc bạn có thể biết đến những phương thức quảng cáo nổi tiếng trên Internet như:

  • PPC (Trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột) và quảng cáo có trả tiền.
  • Native Advertising (quảng cáo ngữ cảnh)
  • Và các hình thức quảng cáo trên Social Media (Facebook, Tiktok, Google Display Network)

13. Marketing Automation

Marketing automation
Marketing automation

Marketing automation được gọi là tự động hóa tiếp thị là tất cả việc sử dụng phần mềm để tự động hóa các hoạt động tiếp thị. Nhiều bộ phận tiếp thị tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại như tiếp thị qua email, đăng bài trên mạng xã hội và thậm chí cả các chiến dịch quảng cáo – không chỉ vì mục đích hiệu quả mà còn để họ có thể cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa hơn cho khách hàng của mình. Công nghệ tự động hóa tiếp thị làm cho những nhiệm vụ này trở nên dễ dàng hơn.

14. Inbound Marketing

Inbound marketing
Inbound marketing

Inbound marketing là quá trình giúp khách hàng tiềm năng tìm thấy công ty của bạn. Điều này thường xảy ra trước khi khách hàng thậm chí đã sẵn sàng mua hàng, nhưng việc được khách hàng biết tới sớm có thể khiến họ yêu thích thương hiệu và cuối cùng trở thành khách hàng tiềm năng và mang lại doanh thu.

Inbound marketing là một chiến lược sử dụng nhiều hình thức tiếp thị kép — tiếp thị nội dung, blog, sự kiện, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), truyền thông xã hội, v.v. — để tạo nhận thức về thương hiệu và thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

Inbound marketing tập trung vào khả năng hiển thị để người mua tiềm năng đến với bạn. Thay vì “gây chú ý”, các công ty sử dụng marketing inbound tập trung vào các phương pháp mới nhằm phát triển mối quan hệ và tạo khách hàng tiềm năng.

15. Outbound Marketing

Outbound Marketing
Outbound Marketing

Outbound marketing là một thuật ngữ mới hơn cho marketing truyền thống được đặt ra khi thuật ngữ Inbound marketing được sử dụng phổ biến. Trong marketing outbound, các marketer (người làm marketing) bắt đầu tiếp xúc với khách hàng thông qua các phương pháp như quảng cáo trên TV, Radio và màn hình kỹ thuật số (Digital Led). Marketing outbound thường được sử dụng để tác động đến nhận thức và xây dựng niềm tin của người tiêu dùng đối với một thương hiệu.

16. Trade Marketing

Trade marketing
Trade marketing

Trade marketing còn được gọi là hình thức marketing B2B (hình thức marketing giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp). Tất cả các hoạt động quảng bá đều nhằm mục đích tăng nhu cầu về sản phẩm giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng.

Các đơn vị sản xuất luôn nỗ lực để đảm bảo sản phẩm không bị thiếu, luôn có sẵn trên kệ hàng, bên cạnh đó nhà sản xuất sẽ tạo ra các ưu đãi để giúp hệ thống trung gian có thể dễ dàng quảng bá và bán hàng hiệu quả hơn.

17. Affiliate Marketing

Affiliate marketing
Affiliate marketing

Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là mô hình marketing mà ở đó các doanh nghiệp sẽ làm việc trực tiếp với các nhà quản lý hệ thống nền tảng, những nhà quản lý này sở hữu trong tay một lượng lớn những người có khả năng thu hút người dùng. Bằng việc liên kết với các hệ thống nền tảng, doanh nghiệp có thể có trong tay hàng trăm ngàn đội ngũ bán hàng mà không phải trả lương cho họ. Doanh nghiệp chỉ cần trả một phần hoa hồng cho hệ thống quản lý nền tảng, và người quản lý hệ thống sẽ tự chia lại 1 phần hoa hồng cho những người bán hàng.