Hiểu và áp dụng Marketing Mix một cách hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động kinh doanh, tăng doanh số và lợi nhuận. Bài viết này sẽ giải thích Marketing Mix là gì, phân tích mô hình 4P và 7P. Mời bạn tham khảo bên dưới nhé!
Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) là một chiến lược Marketing toàn diện, kết hợp nhiều công cụ và chiến thuật khác nhau. Mục đích không chỉ tiếp thị sản phẩm và dịch vụ, mô hình còn tác động đến nhận thức và thu hút khách hàng trở thành người tiêu dùng.
Khái niệm này được giáo sư James Culliton của Đại học Harvard đề xuất đầu tiên vào năm 1948. Sau đó, nó được E. Jerome McCarthy phát triển và phổ biến rộng rãi hơn dưới dạng mô hình 4P.
Marketing Mix đóng vai trò quan trọng trong thiết kế chiến lược Marketing cho sản phẩm / dịch vụ
Marketing Mix giúp doanh nghiệp xây dựng một chiến lược toàn diện. Bằng cách tối ưu hóa các yếu tố, doanh nghiệp có thể tăng cường giá trị sản phẩm / dịch vụ. Ngoài ra còn tạo lợi thế cạnh tranh, tăng khả năng thu hút và duy trì khách hàng.
Mô hình 4P (Product, Price, Place, Promotion) trong Marketing ra đời vào những năm 1960 và được đưa ra bởi E. Jerome McCarthy trong cuốn sách “Basic Marketing: A Managerial Approach”. McCarthy là một nhà quản lý và giáo sư người Mỹ, và ông đã đề xuất mô hình này như một cách để mô tả các yếu tố cơ bản quan trọng trong quá trình marketing. Mô hình 4Ps từ đó trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong ngành Marketing và kinh doanh.
Product là yếu tố cơ bản và quan trọng trong chiến lược Marketing. Yếu tố này đề cập đến sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Mục tiêu của “Product” là xác định và phát triển một số sản phẩm / dịch vụ đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
Cụ thể, doanh nghiệp cần xác định rõ đặc điểm sản phẩm, giá trị mang lại, điểm khác biệt so với đối thủ, dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường và người tiêu dùng.
Price là yếu tố liên quan đến chiến lược định giá của doanh nghiệp. Giá không đơn thuần là con số, mà là sự phản ánh giá trị của sản phẩm và cách mà khách hàng đánh giá. Việc định giá cần đảm bảo tính công bằng và tương xứng với giá trị sản phẩm mang lại.
4 yếu tố quan trọng trong Marketing Mix (4P)
Sau Price, chữ P tiếp theo đại diện cho “Place” – địa điểm. Đây là cách sản phẩm được phân phối đến tay khách hàng. Yếu tố Place bao gồm:
Quyết định nơi và cách sản phẩm được phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa tiếp cận khách hàng và trải nghiệm mua sắm. Phân tích “Place” giúp doanh nghiệp xác định cách họ có thể tối ưu hóa quá trình phân phối và làm cho sản phẩm của họ dễ tiếp cận và mua sắm cho khách hàng mục tiêu.
Promotion ở đây không chỉ là Paid Ads (Quảng cáo trả phí), mà còn bao gồm các hoạt động như:
Ngoài ra, Promotion giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Các yếu tố 4P trong Marketing Mix tạo nên một chiến lược toàn diện, nhằm đảm bảo một sản phẩm hoặc dịch vụ thành công trên thị trường.
Mô hình 7P là sự mở rộng thêm 3 yếu tố: People, Process và Physical Environment (Physical Evidence). Mô hình này nhằm giải quyết những vấn đề mà chiến lược 4P truyền thống chưa “gỡ” được cho ngành dịch vụ.
Vận hành trong một doanh nghiệp dịch vụ có rất nhiều áp lực. Dịch vụ không tồn trữ được và chất lượng dịch vụ dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Để giảm thiểu rủi ro, bắt buộc các doanh nghiệp hay người kinh doanh trong lĩnh vực này phải có một quy trình bài bản. Quy trình sẽ giúp tăng sự hài lòng khách hàng, gia tăng hiệu quả phục vụ, tiết kiệm thời gian cho hai bên.
Mô hình 7P – Mở rộng trong lĩnh vực dịch vụ
Khi làm dịch vụ, nhiều người chỉ quan tâm đến sản phẩm, đến ý tưởng mà không chú trọng đến các yếu tố như: môi trường, cảnh quan, cơ sở hạ tầng, thiết bị…
Môi trường vật lý là tòa nhà, cảnh quan, nội thất, trang thiết bị, đồng phục nhân viên, bảng hiệu… Tất cả đều là những “bằng chứng” rõ ràng về hình ảnh và chất lượng dịch vụ của công ty. Do đó, nếu nhà cung cấp dịch vụ tận dụng tốt các yếu tố, họ sẽ gây ấn tượng đối với khách hàng. Ngược lại, nếu không quản lý chặt chẽ, chúng sẽ tác động không tốt đến cảm nhận của khách hàng.
Đa số dịch vụ đều cần đến sự tương tác trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên ở một số khâu nhất định. Đôi khi, khách hàng yêu thích một nhà cung cấp dịch vụ nhờ vào thái độ, kỹ năng, cách chăm sóc tận tình. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chiến lược cụ thể trong việc tuyển dụng, đào tạo, động viên, khen thưởng cho nhân viên.
Mô hình này được áp dụng đối với sản phẩm hữu hình (hàng hoá), tập trung vào 4 yếu tố: sản phẩm, giá cả, địa điểm và khuyến mãi. Đặc biệt, áp dụng hiệu quả trong việc xây dựng chiến lược marketing cho hàng hóa tiêu dùng, nơi các yếu tố hữu hình đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, điểm yếu của 4P là không đề cập đến yếu tố con người và quy trình, khiến nó trở nên hạn chế trong lĩnh vực dịch vụ.
Phân biệt mô hình 4P và 7P
Mô hình 7P có ưu thế vượt trội trong việc tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Mô hình này bổ sung thêm ba yếu tố quan trọng:
Tuy nhiên, điểm yếu của 7P là có tính phức tạp cao, đòi hỏi nhiều nguồn lực và thời gian để triển khai hiệu quả. Ngoài ra, có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc startup.
Tóm lại, là một Marketer, việc nắm vững cả mô hình 4P và 7P là vô cùng quan trọng. Hai mô hình không chỉ là lý thuyết, mà còn là công cụ thiết yếu giúp hoạch định chiến lược hiệu quả. Tùy vào đặc thù ngành nghề, sản phẩm và mục tiêu, Marketer có thể linh hoạt lựa chọn mô hình phù hợp.
Nguồn: Brandvn
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE