Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Mindset Cho Tester Người Kiểm Thử Phần Mềm

Mindset cho Tester người kiểm thử phần mềm

Đối với tôi, kiểm thử cũng cần phải có tư duy của nó. Kiểm thử không chỉ là một phần của vòng đời phát triển phần mềm mà nó phải ăn sâu vào mỗi giai đoạn phát triển phần mềm. Tất cả mọi khía cạnh đều phải được kiểm tra, cho dù đó là tài liệu yêu cầu, mã thực thi (code), tài liệu người dùng,…Các nhà phát triển và người kiểm thử thường nghĩ khác nhau.

Mục tiêu chính của nhà phát triển là thiết kế và xây dựng một sản phẩm. Mục tiêu của kiểm thử bao gồm xác minh và xác nhận sản phẩm, tìm lỗi trước khi phát hành… Và nó đòi hỏi những tư duy khác nhau.

Mang những suy nghĩ này lại với nhau giúp đạt được mức chất lượng sản phẩm cao hơn. Vậy thì đối với mỗi Tester thì cần có tư duy như thế nào trong quá trình phát triển một phần mềm.

Mindset của Tester trong quá trình phát triển phần mềm

  • Trong giai đoạn phân tích yêu cầu, Tester sẽ tìm hiểu toàn bộ ứng dụng. Họ tạo ra các kế hoạch kiểm tra, chiến lược kiểm tra và hiểu phạm vi của ứng dụng.
  • Khi quá trình phát triển hoàn tất và ổn định, họ kiểm tra ứng dụng một cách nghiêm ngặt trên các môi trường khác nhau và kiểm tra hiệu suất và chức năng của tổng thể ứng dụng.
  • Tester bắt đầu thử nghiệm với suy nghĩ rằng sự phát triển được thực hiện bởi các Developer có thể bị lỗi và cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi bàn giao.
  • Bất kỳ lỗi nào phát sinh trong quá trình kiểm tra đều được ghi lại trong công cụ theo dõi lỗi.
  • Sau đó, các kịch bản tự động được tạo ra để giảm chi phí thủ công.
  • Kiểm tra hồi quy và kiểm tra lại được thực hiện để đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt nhất.


1. Suy nghĩ chuyên nghiệp

Khi bạn thực hiện kiểm thử một sản phẩm thì bạn hãy suy nghĩ là bạn tiếp cận một sản phẩm đã bị hỏng. Bạn biết rằng nó sẽ có những sai sót và khiếm khuyết và nhiệm vụ của bạn là phát hiện và loại bỏ chúng. Khi thực hiện kiểm thử thì bạn phải nhìn rộng ra. Bạn nên “trưởng thành” hơn các developer. Bạn phải có khả năng nhìn thấy một lỗi từ cả 2 phía.

Mindset cho Tester người kiểm thử phần mềm | Anh Tester

Trở nên chuyên nghiệp có nghĩa là bạn phải hoàn thành các dự án mà không có sự mơ hồ, chủ quan. Đừng cố lạc quan nghĩ rằng bạn có thể nhận được một dự án mà không gặp vấn đề gì, nó có thể ảnh hưởng đến bạn trong việc vượt qua các vấn đề đó.


2. Luôn luôn hoài nghi

Hoài nghi là một cái tốt đối với một người kiểm thử. Một người kiểm thử nên tò mò về mọi thứ. Khi bạn kiểm thử một ứng dụng thì bạn nên đứng trên lập trường của một người sử dụng chúng (end user). Khi làm việc với developer, bạn hãy tin tưởng đồng nghiệp của bạn, nhưng đừng bao giờ tin tưởng sản phẩm.

Mindset cho Tester người kiểm thử phần mềm | Anh Tester



Hầu hết các developer đều là những người tuyệt vời và họ luôn làm hết sức mình. Nhưng khi nói đến sản phẩm, thì đối với người kiểm thử đừng tin tưởng sản phẩm và luôn nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm. Trong quá trình kiểm thử thì bạn không nên cảm thấy ngại khi nói lên ý kiến của mình.


3. Công bằng, tham mưu, xây dựng với Developer

Người kiểm thử luôn luôn vô tư, tư vấn và xây dựng cho các developer, không chống lại họ vì chúng ta cùng một đội. Bởi vì bản chất của con người là tự hào về công việc của họ và không thích người khác chỉ trích cá nhân, công việc của họ.

Đừng quên các developer viết các phần mềm để vượt qua các lần kiểm thử. Công việc của một tester là tìm ra lỗi và báo cáo lỗi. Nhiều khi sẽ gặp khó khăn với các đông nghiệp trong quá trình làm việc, nhưng bạn hãy nhớ rằng mình đang làm việc chung để tạo ra giá trị nhất định, phục vụ tốt cho khách hàng.

Mindset cho Tester người kiểm thử phần mềm | Anh Tester


Nếu cả nhóm cùng làm việc bị chậm trễ nhưng bạn hãy yên tâm rằng chúng ta đã phải làm việc rất nhiều giờ để có thể giao hàng đúng hạn. Vì vậy, khi bạn tìm thấy lỗi, bạn đừng tìm đến họ(developer) và nói rằng: “Có quá nhiều lỗi” – làm như vậy thì họ sẽ không hài lòng. Họ cũng đã rất cố gắng làm việc của họ. Vậy nên bạn phải rất cẩn thận về cách bạn giao tiếp vấn đề với họ.

Trong trường hợp nếu developer đổ lỗi cho bạn thì bạn sẽ làm gì? Đây là một vấn đề cũng thường gặp trong quá trình làm việc. Đầu tiên bạn nên ngồi lại, phân tích vấn đề, xem sai chỗ nào mà có lỗi, từ đó tìm giải pháp khắc phục. Đôi khi developer nghĩ rằng lỗi sẽ không có nếu bạn không kiểm tra nó. Bạn phải đối phó tùy vào trường hợp. Theo một số cách, nó giống như phải đối phó với một đứa trẻ. Nên bạn phải cẩn thận. Chúc bạn may mắn!

Trên đây là một số tư duy cho Tester – người kiểm thử phần mềm. Hi vọng nó sẽ có ích đối với bạn.


Tài liệu tham khảo

Nguồn: https://anhtester.com/blog/mindset-cho-tester-nguoi-kiem-thu-phan-mem-b258.html