Get in touch
or send us a question?
CONTACT

NFC là gì ? Và ứng dụng của NFC trong đời sống?

Bên cạnh BluetoothMiracastDLNA,… thì NFC (Near-Field Communication) là chuẩn kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn. Vậy NFC là gì, dùng để làm gì và sử dụng như thế nào?

Nguồn: Internet


NFC là gì?

NFC là viết tắt của Near-Field Communication – chuẩn kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn. Công nghệ này hoạt động dựa trên cảm ứng từ trường để kết nối các thiết bị có hỗ trợ NFC được đặt gần nhau (dưới 4 cm) hoặc tiếp xúc với nhau. Tuy nhiên, thông thường để tăng hiệu quả kết nối, người ta thường để các thiết bị tiếp xúc trực tiếp với nhau.

Cụ thể, khi 2 thiết bị NFC được chạm vào nhau, gần như ngay lập tức sẽ có một kết nối được hình thành mà không cần thêm bất kì một khai báo nào nữa.


NFC dùng để làm gì?

Thanh toán di động

Ở Việt Nam hiếm người sử dụng loại hình thanh toán này, song ở các nước phát triển đây là một hình thức phổ biến.

Cụ thể, điện thoại của bạn sau khi đăng nhập, kích hoạt tài khoản sẽ trở thành một chiếc “ví tiền điện tử“. Lúc này, khi cần thanh toán, mua vé, đi xe buýt có thanh toán thẻ… bạn chỉ cần chạm nhẹ điện thoại vào thiết bị thanh toán và giao dịch sẽ hình thành.

Điển hình như Apple Pay, Google Pay và Samsung Pay là những ứng dụng thanh toán di động được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Chia sẻ dữ liệu nhanh chóng

NFC không chỉ là một công nghệ kết nối, mà còn là cầu nối đến những trải nghiệm tuyệt vời trong cuộc sống giúp chia sẻ dữ liệu nhanh chóng mang đến những tính năng độc đáo và hữu ích.

Chẳng hạn trên thế giới có một số công ty sử dụng hình thức chấm công bằng điện thoại NFC. Chạm nhẹ điện thoại vào thiết bị và bạn sẽ được xác nhận công.

Kết nối điện thoại với các thiết bị khác

NFC có thể giúp điện thoại bạn kết nối với các thiết bị như: laptoptivi, điện thoại, loadàn âm thanh,…

Nếu như trước đây, để chia sẻ hình từ điện thoại này sang điện thoại khác, bạn phải bật Bluetooth, dò tìm, kết nối thì với 2 chiếc điện thoại. Thì nay khi có NFC, bạn chỉ cần chạm thiết bị vào nhau, một kết nối sẽ hình thành và bạn có thể chia sẻ hình ảnh, nhạc… nhanh chóng.

Hoặc bạn có thể chạm điện thoại NFC vào một chiếc loa NFC và từ đó loa có thể phát nhạc từ điện thoại. Không cần dây cáp, không cần thủ tục dò tìm kết nối mất thời gian.

Thực hiện các tác vụ tự động

Đây cũng là một ứng dụng ở các nước phát triển, họ tích hợp NFC trên điện thoại và trên cửa, khi bạn chạm nhẹ cửa sẽ mở ra hoặc đóng lại.

Một số công dụng khác

  • Ở nước ngoài NFC còn được dùng thay thẻ đi phương tiện giao thông công cộng, thẻ lên máy bay, quẹt thẻ tích điểm,…
  • Nếu tích hợp công nghệ NFC vào album âm nhạc, người nghe có thể truy cập và tải về album trực tiếp từ các thiết bị thông minh của họ.
  • Các thiết bị y tế như máy đo huyết áp, máy đo đường huyết có thể gửi thông tin sức khỏe đến điện thoại thông qua NFC và NFC còn có thể giúp xác thực thuộc là thật hay giả.
  • NFC được dùng để xác minh người dùng khi đăng nhập vào máy tính, ứng dụng nhạy cảm thông qua việc quét vân tay hoặc mã PIN.
  • NFC có thể được dùng trong các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo, giúp người dùng chạm điện thoại thông minh của mình vào để nhận thêm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ khi tìm kiếm.

Một số hạn chế của NFC

Bên cạnh những lợi ích mà NFC mang lại, nhưng tính năng này vẫn có một số hạn chế:

  • Tốc độ truyền tải dữ liệu chậm, chỉ khoảng 424 Kbps và không phù hợp để truyền các tập tin lớn.
  • Phạm vi hoạt động của NFC hạn chế trong khoảng 4 – 10cm.
  • NFC chỉ hoạt động khi cả hai thiết bị đều hỗ trợ NFC và có nguy cơ bị đánh cắp thông tin nếu không cẩn thận.
  • Còn một số điện thoại vẫn chưa hỗ trợ NFC.