Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam – Phần 1

Việt Nam hiện nay có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tên gọi của mỗi tỉnh thành đều có những nguồn gốc khác nhau mà ít ai biết đến. Phần đầu tiên, chúng ta đi qua các tỉnh thành miền Bắc nhé!

1. HÀ NỘI

Sau khi diệt được triều đại Tây Sơn vua Gia Long đổi phủ Phụng Thiên (Đất kinh thành cũ Thăng Long) thành phủ Hoài Đức thuộc Tổng Trấn Bắc Thành. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) vua lại bỏ Bắc Thành và 11 Trấn và thay bằng 29 Tỉnh. Tỉnh Hà Nội ra đời và gồm có thành Thăng Long, phủ Hoài Đức (của Tây Sơn) và ba phủ Ứng Hòa, Thường Tín, Lý Nhân của Trấn Sơn Nam. Hà (sông) Nội (bên trong), Hà Nội có nghĩa là thành phía trong sông, vì tỉnh Hà Nội được bao bọc bởi sông Hồng và sông Đáy (tài liệu tham khảo: 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, Tô Hoài).

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

2. BẮC GIANG

Bắc Giang thuộc bộ Võ Ninh thời vua Hùng dựng nước Văn Lang, đời Lý – Trần gọi là lộ Bắc Giang, đời Lê là phủ Bắc Hà, năm 1822 đổi là phủ Thiên Phúc, đến đời Tự Đức là phủ Đa Phúc. Đến nay chưa thấy tài liệu nào chứng minh, nhưng tên gọi Bắc Giang có nghĩa là phía bắc sông.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

3. BẮC KẠN

Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Bản sao bài văn bia “Tam hải hồ sơn chí” bằng tiếng Hán khắc trên đá dựng ở Bó Lù, bờ hồ Ba Bể, do tác giả Phan Đình Hoè tỉnh Bắc Kạn viết, ông Vi Văn Thượng khắc và dựng bia năm 1925: Chữ “Kạn” trong từ Bắc Kạn có bộ “tài gẩy” bên chữ “Can”, âm Hán Việt đọc là “cản”, chữ này có nghĩa là “ngăn giữ, bảo vệ, chống cự” (phía bắc).

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

4. BẮC NINH

1822 từ một phần xứ Kinh Bắc. Thời kỳ Hồng Bàng, nước Văn Lang chia làm có 15 bộ, bộ Vũ Ninh là vùng lãnh thổ thuộc phần lớn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Tên gọi Bắc Ninh có thể từ Kinh Bắc và Vũ Ninh mà thành.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

5. CAO BẰNG

Cao Bằng xưa thuộc bộ Vũ Định thời Hùng Vương, đến đời Lý về sau là đất Thái Nguyên. Năm 1467 gọi là phủ Bắc Bình, về sau đổi thành phủ Cao Bình. Năm 1676, nhà Lê thu phục từ tay nhà Mạc đặt lại thành trấn Cao Bình. Đến đời Tây Sơn, tên Cao Bình dần trại ra thành Cao Bằng cho đến bây giờ.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

6. ĐIỆN BIÊN

Điện Biên là vùng đất cổ. Điện Biên Phủ vốn được gọi là Mường Thanh, từ chữ Mường Then theo tiếng dân tộc Thái, nghĩa là Xứ trời. Đây được xem là vùng đất thiêng ở miền biên viễn, theo quan niệm xưa, là nơi thông trời đất. Tên gọi Phủ Điện Biên, hay Điện Biên Phủ được vua Thiệu Trị đặt vào năm 1841, chữ Điện hiểu theo nghĩa này nghĩa là một vùng núi to nhưng đất thiêng, là điện thờ, Biên là biên viễn.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

7. HÀ GIANG

Hà Giang, theo cách giải thích về nghĩa chữ là con sông nhỏ chảy vào dòng lớn. Cụ thể ở đây là Sông Miện chảy vào Sông Lô.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

8. LÀO CAI

Lào Cai là cách phát âm của người địa phương đọc chữ Lão Nhai có nghĩa là Phố Cũ hoặc Chợ Cũ. Người địa phương thường gọi Bảo Thắng, là khu phố do Lưu Vĩnh Phúc xây dựng nằm ở vùng thuộc thị xã Lào Cai ngày nay bằng tên Lảo Kay, sau đó người Pháp cũng phiên âm lại cách gọi đó bằng chữ Latinh là Lao Kai hoặc Lao Kay.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

9. HẢI DƯƠNG

Hải Dương có tên chính thức từ năm 1469, ý nghĩa “Hải là miền duyên hải” vùng đất giáp biển, “Dương là ánh sáng” ánh mặt trời. Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long. Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương có nghĩa là “ánh mặt trời biển Đông” hay “ánh sáng từ miền duyên hải (phía đông) chiếu về”. Trong “Dư địa chí”, Nguyễn Trãi đã đánh giá Hải Dương là trấn thứ nhất trong bốn kinh trấn và là phên giậu phía đông của kinh thành Thăng Long.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

10. HẢI PHÒNG

Cảng, thành phố Hoa phượng đỏ, thành lập vào năm 1888. Cái tên Hải Phòng có thể là gọi rút ngắn trong cụm từ “Hải tần phòng thủ” của nữ tướng Lê Chân đầu thế kỉ 1, hoặc từ tên gọi rút ngắn từ tên gọi của một cơ quan đời Tự Đức trên đất Hải Dương: Hải Dương thương chính quan phòng, cũng có thể bắt nguồn từ ti sở nha Hải phòng sứ hay đồn Hải Phòng do Bùi Viện lập từ năm 1871 đời Tự Đức.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

11. HÀ NAM

Hà Nam được thành lập năm 1890, Nam Định được tách ra thành tỉnh Thái Bình và một phần phía bắc tách ra để cùng một phần phía nam Hà Nội lập thành tỉnh Hà Nam. Hà lấy từ chữ Hà Nội, Nam lấy từ chữ Nam Định.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

12. HOÀ BÌNH

Hòa Bình là tỉnh được thành lập năm 1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi là tỉnh Mường. Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Chợ Bờ nên cũng còn gọi là tỉnh Chợ Bờ, cuối năm 1886 chuyển về xã Phương Lâm, năm 1888 đổi tên thành tỉnh Phương Lâm. Năm 1896 tỉnh lỵ được chuyển về đóng tại xã Hòa Bình, phía bờ trái sông Đà, đối diện với Phương Lâm và từ đó gọi là tỉnh Hòa Bình, sau nhiều lần tách nhập, đến nay vẫn giữ tên gọi này.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

13. HƯNG YÊN

Tỉnh được thành lập năm 1831 gồm các huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Tiên Lữ, Phù Dung của trấn Sơn Nam và Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của trấn Nam Định. Vùng đất Hưng Yên nổi danh từ thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh đã nổi tiếng do có Phố Hiến, dân gian có câu “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

14. LAI CHÂU

Lai Châu có tên gọi xuất phát từ chữ châu Lay. Vào đầu thế kỷ X, các thủ lĩnh Thái chiếm vùng đất này đã đặt tên là Mường Lay, năm 1435 Dư địa chí của Nguyễn Trãi ghi là châu Lai do phiên âm chữ Lay.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

15. LẠNG SƠN

Lạng Sơn là một trong 13 tỉnh được vua Minh мạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (năm 1831), tên gọi xuất phát từ danh xưng “xứ Lạng”.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

16. NAM ĐỊNH

Nam Định có nguồn gốc tên gọi từ năm 1822, khi triều Nguyễn đổi tên trấn Sơn Nam Hạ thành trấn Nam Định, chữ Nam có từ thời Lê nghĩa là phía Nam chữ Định nghĩa là bình định là chữ nhà Nguyễn đặt cho nhiều vùng đất. Năm 1832 đổi trấn Nam Định thành tỉnh Nam Định (bao gồm cả Thái Bình và một phần đất Hà Nam hiện nay). Năm 1890, Thái Bình tách ra thành tỉnh riêng và một phần phía bắc Nam Định tách ra để cùng một phần phía nam Hà Nội lập thành tỉnh Hà Nam.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

17. NINH BÌNH

Ninh Bình nghĩa là phẳng lặng, yên ổn, yên tĩnh có tên là đạo Ninh Bình từ năm 1822, năm 1831 đổi thành tỉnh Ninh Bình.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

18. PHÚ THỌ

Phú Thọ là tên gọi xuất phát từ tên làng Phú Thọ thuộc tổng Yên Phú, huyện Sơn Vi, tỉnh Hưng Hóa mà lập nên thị xã Phú Thọ năm 1903. Sau đó Pháp chuyển tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hóa lên thị xã Phú Thọ và đổi tên tỉnh Hưng Hóa thành tỉnh Phú Thọ.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

19. QUẢNG NINH

Quảng Ninh là vùng đất lịch sử lâu đời. Ở khu vực Vịnh Hạ Long đã khảo cổ được di chỉ của người tiền sử từ 3000 – 1500 năm TCN. Khi hình thành Nhà nước đầu tiên của người Việt, thời Hùng Vương vùng đất Quảng Ninh nay là bộ Lục Hải. Một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang.

Thời Phong kiến khu vực tỉnh Quảng Ninh hiện nay có tên lần lượt là: Lục Châu, łộ Đông Hải, łộ Hải Đông, trấn An Bang, tỉnh Quảng Yên. Sau này Quảng Yên được tách ra thành nhiều đơn vị khác, trong đó có Hải Ninh, về sau Quảng Yên cùng với Hải Ninh và các đơn vị này nhập thành Quảng Ninh bây giờ. Như vậy Quảng Ninh hiện nay gần như là Quảng Yên cũ.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

20. SƠN LA

Sơn La có tên gọi xuất phát từ nguồn gốc của Nậm La, một phụ lưu cấp 2 của sông Đà. Sơn La trước năm 1479 phần lớn là lãnh thổ của vương quốc Bồn Man, chính thức được sát nнập vào Đại Việt năm 1749. Năm 1886 thành lập châu Sơn La thuộc phủ Gia Hưng tỉnh Hưng Hoá. Năm 1895 thành lập tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ ở Vạn Bú tức Tạ Bú, ngày 23/8/1904 đổi tên thành tỉnh Sơn La.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

21. THÁI BÌNH

Thái Bình với tên gọi phủ Thái Bình gồm phần lớn đất đai tỉnh Thái Bình ngày nay có từ năm 1005 với sự kiện đổi tên đất Đằng Châu thành phủ Thái Bình. Ngày 21/3/1890 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định lấy phủ Kiến xương tách từ tỉnh Nam Định và huyện Thần Khê tách từ tỉnh Hưng Yên và sát nhập vào phủ Thái Bình để lập tỉnh Thái Bình, còn phủ sau đổi tên là Thái Ninh.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

22. VĨNH PHÚC

Vĩnh Phúc được thành lập vào ngày 12/2/1950 do kết hợp hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên, nhưng do nhiều lần tách nhập nên Vĩnh Phúc hiện nay bao gồm tỉnh Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên trước đây. Trong thời kỳ Pháp tạm chiếm đóng miền Bắc giai đoạn 1946-1954, tỉnh này còn có tên gọi là tỉnh Vĩnh Phúc Yên.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

23. YÊN BÁI

Yên Bái là tên được lấy từ tên làng Yên Bái, khi ngày 11/4/1900 thực dân Pháp thành lập tỉnh Yên Bái gồm có phủ Trấn Yên, hai châu Văn Chấn, Văn Bàn và thị xã tỉnh lỵ đặt tại làng Yên Bái. Từ năm 1910 – 1920 chuyển châu Lục Yên (tỉnh Tuyên Quang) và châu Than Uyên (tỉnh Lai Châu) vào tỉnh Yên Bái, từ năm 1945 đã có nhiều lần tách nhập một phần hoặc cả tỉnh.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

24. TUYÊN QUANG

Tuyên Quang có tên bắt nguồn từ sông Tuyên Quang mà nay là sông Lô. “An Nam chí lược” của Lê Tắc, soạn thảo năm 1335 viết: Nước sông Quy Hóa từ Vân Nam chảy về, nước sông Tuyên Quang từ đạo Đặc Ma chảy về, nước sông Đà từ Chàng Long chảy về, nhân có ngã ba sông mà đặt tên như vậy. Tuyên Quang trở thành tỉnh dưới triều vua Minh Mạng.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

25. THÁI NGUYÊN

Thái Nguyên là tên gọi có gốc từ Hán Việt, Thái có nghĩa là to lớn hay rộng rãi, Nguyên có nghĩa là cánh đồng hoặc chỗ đất rộng và bằng phẳng. Tỉnh được thành lập năm 1831, năm 1890 chính quyền Pháp chia tỉnh Thái Nguyên thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
Năm 1965, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sáp nhập 2 tỉnh với tên gọi Bắc Thái, năm 1996 lại chia tỉnh Bắc Thái để tái lập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên. Như vậy, Thái Nguyên ngày thành lập gần như toàn bộ tỉnh Bắc Thái cũ.

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Phần 1

(Còn tiếp)

Nguồn: https://imagetravel.vn/nguon-goc-ten-goi-cac-tinh-thanh-mien-bac/