Mấy năm gần đây, ngành IT luôn được “gắn mắc” là một ngành hot, việc nhẹ lương cao, nhu cầu tuyển dụng nhiều vô số. Do vậy, có rất nhiều bạn được truyền cảm hứng, đam mê trở thành lập trình viên, “cắm đầu” vào học ngành này!
Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp theo ngành này. Làm developer có rất nhiều cái sướng, nhưng đi kèm với nó là nhiều trả giá/đánh đổi mà không nhiều người biết.
Vì vậy, trong bài này, mình sẽ chia sẻ thêm về những đánh đổi, trả giá mà bạn phải chấp nhận nên muốn theo ngành này. Nếu đọc xong mà thấy “sợ” quá thì bạn nên chọn ngành khác phù hợp hơn nhe.
Trong ngành IT, công nghệ liên tục thay đổi, kiến thức của bạn rất dễ bị … hết hạn nếu không chịu cập nhật kĩ:
Vì vậy, không hề có chuyện học trong trường xong tà tà đi làm tới già, mà tầm vài tháng, vài năm bạn phải update kiến thức của mình. Nếu không, bạn sẽ dần dần bị lạc hậu, không theo kịp thời đại, khó xin việc.
Vì vậy, nhiều người nghĩ rằng làm lập trình viên tuổi nghề thấp. Điều này chỉ đúng khi bạn … già mà không có gắng, đòi lương cao hơn mà lại … không giỏi bằng, không trâu cày bằng giới trẻ.
Bản thân mình từng làm với vài ông dev tầm 3x, 4x, có bác lớn hơn tầm 6x già nhưng code trâu, kiến thức cũng trâu, trên thông cờ lao dưới tường DevOps. Nếu già mà vẫn trâu thì không có gì phải lo thất nghiệp nha!
Theo ngành này, nếu không may các bạn sẽ bị dính áp lực công việc, OT triền miên:
Việc OT nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ, tâm trạng, năng suất làm việc của anh em. Chưa kể là do mất thời gian OT, chúng ta sẽ ít đi thời gian lo cho gia đình, người thân, đi chơi với gấu v…v
Tất nhiên không phải công ty nào cũng vậy, trước giờ mình đi làm cũng khá ít khi OT. Phận dev 12 bến nước, trong nhờ đục chịu, nếu không thích OT thì bạn hãy kiếm những công ty/team nào ít cần OT nha! Ngẫm lại lại, một số ngành khác như marketing, agency, design … chuyện OT, làm quá giờ cũng là như cơm bữa thui mà.
Mấy bài báo hay thổi phồng lên là làm lập trình viên lương “nghìn đô”, lương trăm triệu. Con số này là có thật nhưng không nhiều, đa phần là của các bác senior vài năm kinh nghiệm, hoặc làm các mảng Data/AI/ML có bằng thạc sĩ, hoặc làm việc nước ngoài v…v
Còn lại, lương của dev cũng chỉ cao hơn lương văn phòng, cao hơn mặt bằng chung chút đỉnh: Junior thì 10-15 triệu, senior/team lead thì 20-100 triệu tuỳ năng lực và trình độ.
Ngoài lương ra, thưởng của dev thì càng không thể nào nhiều bằng mấy anh trưởng phòng, manager cấp cao. Lậu thì … hầu như không có, vì mấy ông dev rất ít khi có khái niệm … đi sếp, biếu sếp cái này cái nọ. Sếp mà thái độ là có khi còn chửi sếp, bật lại sếp ấy chứ!
Do vậy, làm dev thì lương cũng tạm gọi là khá giả, đủ sống, cao hơn mặt bằng chung 1 tí. Chứ còn để gọi là giàu thì khá khó, có khi không bằng mấy ông tay to làm MMO 1 tháng thu mấy tỉ đâu.
Hồi chưa vào Đại Học, mình cứ nghĩ sau này làm lập trình viên, mình sẽ được viết những ứng dụng tầm cỡ, hàng triệu người dùng như Windows; hoặc làm game vài triệu người chơi như Final Fantasy; hoặc học và làm thuật toán AI cao siêu này nọ.
Đi làm rồi, mình mới biết công việc của lập trình viên thì 69.96% là làm các ứng dụng CRUD “thêm bớt xoá sửa”, ghi dữ liệu, đọc dữ liệu, hiển thị dữ liệu. Nếu làm các ứng dụng doanh nghiệp, bạn sẽ quen đến mức nhàm vì suốt ngày chỉ có tạo form, sửa form, update CSV/Excel, xuất reports.
Code 1 hồi cảm thấy giống … trâu cày, tay to, viết code nhiều chứ chất xảm chả có mấy. Hoặc đôi khi bạn sẽ mất 1-2 ngày chỉ để sửa 1 con bug, tìm hiểu lý do tạo sao thư viện/config của mình không chạy.
Tuy nhiên, nếu thật sự để ý, các bạn sẽ thấy những thứ “thêm bớt xoá sửa” này chính là thứ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, gián tiếp trả lương cho các bạn!
Khi requirement và flow trở nên phức tạp, người dùng nhiều lên, việc đảm bảo hệ thống chạy ổn định, dễ mở rộng … cũng là những bài toán hết sức thú vị nha!
Đấy, mình chỉ “hù” nhẹ vậy thôi. Nếu đã thích lập trình, việc phải học công nghệ mới, phải … code nhiều sẽ là niềm vui, chứ không phải là khó khăn gì cả. Nếu đã thích tạo ra sản phẩm, dù có làm chức năng lớn hay nhỏ, ít người dùng hay không, bạn đều sẽ thấy vui khi tạo ra nó, mang lại giá trị cho người dùng.
Do vậy, nếu thật sự mê ngành, đừng ngại ngần mà “lao đầu” vào nhé! Nếu bạn đã thật sự đam mê ngành, mong muốn theo ngành này thì những đánh đổi này chỉ là rất nhỏ, không đáng giá gì cả đâu!
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE