12 nguyên tắc Agile
Trên đây là 12 Nguyên tắc của Agile và được coi là guidleline để thực hiện dự án theo Agile. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai, sẽ nảy sinh một số vấn đề:
1, Vai trò của Scrum Master, Product Owner, Team
Scrum Master chịu trách nhiệm đảm bảo rằng team tuân theo qui trình Scrum. Product Owner đại diện cho cách nhìn của khách hàng và hướng dẫn team làm việc đáp ứng nhu cầu của người dùng. Team chịu trách nhiệm làm cho công việc được thực hiện. Các thành viên cần có kinh nghiệm và trách nhiệm bởi vì Scrum yêu cầu team tự quản, điều đó có nghĩa : không có người quản lí dự án hay người manager để chỉ đạo team nhưng mọi thành viên của team đều cần làm việc cùng nhau để hoàn thành công việc được giao. Nếu chỉ có người Scrum Master ý thức được vai trò của mình là không đủ.
2, Cuộc họp hằng ngày
Cuộc họp Scrum hàng ngày để chia sẻ thông tin và phân công nhiệm vụ. Hôm trước làm gì, gặp vấn đề gì (đề xuất giải pháp), hôm nay làm gì. Cuộc họp Scrum hàng ngày kéo dài 10 phút nhưng sai lầm chung là các thành viên thường quyết định bỏ qua cuộc họp này. Scrum hàng ngày là thời gian mà các thành viên team thảo luận về công việc của họ với nhau cũng như chia sẻ kinh nghiệm và học từ nhau. Scrum Master phải giám sát và đo tiến bộ của Sprint để thông báo cho Team. Do tính chất quan trọng này, cuộc họp cần được duy trì đều đặn
3, Ngại thay đổi.
Thay đổi mindset và thói quen. Thay đổi là khó khăn và không thoải mái, đặc biệt là với những người đã có những thành công với waterfall truyền thống, “như trước đây, mọi thứ vẫn ổn”. Để thay đổi được điều này rất cần thời gian cho các thành viên.
Tuy rằng Agile là một điều được thiết lập mới trong công ty, chúng ta không cần thay đổi lại toàn bộ công ty. Điều đó có nghĩa, chúng ta vẫn làm tất cả những gì đang làm cũng như công nghệ đang sử dụng:
Về cơ bản, Agile chỉ là sự thay đổi từ phương pháp quản lý dự án truyền thống. Dưới đây là tương ứng thuật ngữ giữa quản lý dự án kiểu Agile và kiểu truyền thống
trong Agile, Business Analyst, QA, UI&UX desinger, HR không cần thay đổi. Nếu thực sự muốn thay đổi điều gì đó, thay đổi coder. Bởi vì họ là người chịu trách nhiệm trong bàn giao đúng hạn, chất lượng sản phẩm hay đáp ứng kỳ vọng khách hàng. Tập trung vào thay đổi coder, là vấn đề chính của công ty. Agile là công cụ để quản lý vi mô người coder và đảm bảo họ làm việc chăm chỉ
tài liệu tham khảo
https://enterprisepathtoagility.com/5-things-you-can-expect-from-agile-e7b85c003188#.85ymu8za8
http://www.slideshare.net/PavelDabrytski/agile-for-non-it-projects
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE