Trong hoạt động công việc thường nhật, việc cần scan những tài liệu dưới dạng ghi chú viết tay hay là những cuốn sách tài liệu thường khó tránh khỏi. Giờ đây, với công nghệ nhận dạng ký tự quang học OCR sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm thú vị. OCR giúp phân tích các văn bản dưới dạng in hoặc viết tay thành dạng file số có thể chỉnh sửa TIF. Hãy cùng đọc tiếp bài viết dưới đây để hiểu thêm về OCR là gì? Và những tính năng của OCR nhé!
OCR là thuật ngữ được viết tắt bởi cụm từ Optical Character Recognition (dịch là: nhận dạng ký tự quang học). Đây là ứng dụng công nghệ chuyên dùng để đọc text ở file ảnh. Được biết đến là một công cụ scan kỹ thuật số chuyên nhận dạng các ký tự, chữ viết tay, hay chữ đánh máy, công nghệ này chuyên dùng để truyền tải, nhập liệu dữ liệu. Đặc biệt, ở OCR có khả năng kỹ thuật số nhiều dưới nhiều dạng tài liệu khác nhau: hóa đơn, hộ chiếu, danh thiếp, tài liệu…
Đến với OCR, những văn bản số hóa, tìm kiếm và chỉnh sửa sẽ được thực hiện điện tử. Đồng thời, chúng giúp tiết kiệm không gian lưu trữ tài liệu bằng việc hiển thị trên trực tiếp.
Khi một trang in hoặc viết tay được quét, nó được lưu dưới dạng tệp ánh xạ bit có định dạng TIF. Chúng ta có thể đọc hình ảnh này khi nó được hiển thị trên màn hình. Tuy nhiên, với máy tính, nó chỉ là một loạt các dấu chấm màu trắng và đen. Nó nhìn vào từng dòng của hình ảnh và xác định xem chuỗi các chấm có khớp với một số hoặc chữ cái cụ thể không.
Có lẽ, chúng ta đều đã từng một lần được sử dụng OCR nhưng không để ý, vì chúng ta thường chỉ hay sử dụng chúng một cách gián tiếp dựa trên máy scanner. OCR là gì
OCR được coi như một ứng dụng phần mềm có khả năng tích hợp trực tiếp vào máy tính hay một phần cứng bất kỳ. Ví dụ như:
Trong số đó, phần mềm ứng dụng OCR đang được ứng dụng tại nhiều cơ quan doanh nghiệp tại Việt Nam phải kể đến IONE. Công nghệ IONE là một sản phẩm nổi bật của FSI – Doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số tại Việt Nam. Đây là giải pháp nhận dạng và bóc tách thông tin tự động cho phép xử lý dữ liệu lớn trong thời gian ngắn. Các ảnh đầu vào qua xử lý của IONE cho ra dữ liệu văn bản, metadata để lưu trữ hoặc tích hợp vào các hệ thống khác.
Trợ giúp người mắc bệnh mù và khiếm thị
Vì sao lại nói OCR có khả năng hỗ trợ người mắc bệnh mù và khiếm thị, những người có ảnh hưởng về thị giác. Bởi, OCR có khả năng quét và đọc các từ trên màn hình. Từ đây, những người gặp vấn đề thị giác có thể dễ dàng hiểu được chúng.
Tìm kiếm và thực hành dữ liệu
Thực tế, OCR có khả năng tạo ra những nội dung văn bản riêng của quét tài liệu giúp chúng có thể dễ dàng tìm kiếm và xác định vị trí tài liệu dựa trên từ khóa. Đồng thời, OCR cũng cho phép nhanh nhẹn hơn trong việc chỉnh sửa và xử lý văn bản.
OCR đảm bảo chức năng cải thiện hiệu quả và nhanh chóng cho công việc văn phòng cũng như năng suất cao. Bởi, hầu hết trong quá trình làm việc ở văn phòng nhu cầu scan (quét) tài liệu ngày một lớn. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, đồng thời cập nhập dữ liệu nhanh, chính xác nhất cho người dùng.
Những hạn chế của OCR
Bên cạnh những lợi ích to lớn mà OCR mang lại, cũng không thể tránh khỏi những hạn chế riêng như:
Hình thức phổ biến nhất của OCR dựa trên mẫu là xác định vị trí của phần văn bản mà họ muốn ghi từ tài liệu vật lý. Sau khi nhập vào nền tảng OCR, văn bản đã chọn sẽ được xác định và sau đó được ghi lại ở định dạng kỹ thuật số như PDF. Khi người dùng hoàn tất cấu hình cài đặt OCR, là họ đã có một giải pháp tự động tạo các bản sao kỹ thuật số của các tài liệu vật lý.
Độ chính xác của OCR phụ thuộc vào chất lượng của tài liệu gốc. Đối với văn bản đánh máy, hầu hết các nền tảng duy trì tỷ lệ chính xác 98 hoặc 99%. Tỷ lệ chính xác là một vấn đề rất lớn vì những lỗi nhỏ có thể dẫn đến việc mất các điểm dữ liệu quan trọng. Ví dụ: nếu bạn có một hóa đơn mà lại bỏ sót hoặc ghi không chính xác tên hoặc giá, thì hóa đơn đó cũng không còn ý nghĩa.
Dùng OCR truyền thống, người dùng chỉ có thể kiểm tra máy quét bằng cách check lại kết quả một cách thủ công. Các giải pháp AI có thể làm điều này tự động, đồng thời đưa ra những hiểu biết sâu sắc từ văn bản. Nói cách khác, AI có thể xử lý nội dung tài liệu kỹ lưỡng hơn.
Các công cụ OCR đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng khi các nhà cung cấp phần mềm đầy tham vọng kết hợp chúng với AI. Do đó, phần mềm vừa có thể thu thập dữ liệu, đồng thời nắm bắt thông tin và hiểu nội dung văn bản. Trong thực tế, điều này có nghĩa là các công cụ AI có thể kiểm tra các lỗi mà không cần con người quản lí. OCR là gì
Nhưng các công cụ này hoạt động như thế nào? Câu trả lời sẽ khác nhau tùy thuộc vào nền tảng AI mà bạn đang sử dụng. Một case study về cách sử dụng đã được thực hiện ở một quỹ đầu tư quốc tế. Cơ sở hạ tầng IDC, một công cụ lai AI và OCR đã được sử dụng để giúp quản lý các báo cáo tài chính. Công cụ này được sử dụng để sao chép báo cáo tài chính từ nhiều ngôn ngữ khác nhau và dịch chúng sang tiếng Anh.
Để làm điều này, cơ sở hạ tầng đã sử dụng kết hợp các thuật toán học máy và máy tính. Các thuật toán này được sử dụng để phân tích bố cục tài liệu trong quá trình tiền xử lý để xác định thông tin nào sẽ được ghi lại. Một công cụ OCR sau đó đã được sử dụng để trích xuất văn bản từ tài liệu được quét. Các tài liệu sau đó được dịch với sự trợ giúp của mạng lưới thần kinh sâu sử dụng dữ liệu trực tiếp để đảm bảo độ chính xác.
Đã có lúc, OCR được coi là một công nghệ mới đột phá, tự động hóa các quy trình kinh doanh thủ công. Sự phát triển của AI đã khiến các doanh nghiệp hiện đại tăng kỳ vọng về những gì tự động hóa có thể đạt được. Các công cụ OCR phải có sự quản lý bởi người dùng đang dần bị vượt mặt bởi những AI có thể tìm kiếm các lỗi.
Kết hợp AI và OCR với nhau là một chiến lược hoàn hảo cho cả việc thu thập và quản lý dữ liệu. Mặc dù các công cụ OCR dựa trên AI có thể không nổi bật như các công nghệ biến đổi khác, nhưng chắc chắn chúng sẽ có tác động đáng kể đến lợi nhuận của các công ty sở hữu chúng. Giảm gánh nặng hành chính là chìa khóa giúp cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
Các công cụ AI OCR như những nàng công chúa đang ngủ trong khu rừng chuyển đổi số. Chúng có khả năng giúp vô số tổ chức tự động hóa việc xử lý và kiểm tra lỗi các tài liệu vật lý. Các công nghệ giúp cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả sẽ luôn cần thiết đối với mọi doanh nghiệp.
Nguồn: https://www.semtek.com.vn/ và Google
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE