Get in touch
or send us a question?
CONTACT

OODA phương pháp đưa ra quyết định của quân đội Mỹ

OODA là phương pháp ra quyết định do một nhà quân sự của Mỹ sáng tạo ra và áp dụng phổ biến trong thế chiến thứ 2. Sau này khi chiến tranh kết thúc nó vẫn được sử dụng rộng dãi trong các lĩnh vực trong cuộc sống đặc biệt là kinh doanh, chính trị…(kể cả tán gái) để các nhà lãnh đạo ra quyết định.

Đây là phương pháp được cho là phù hợp hơn so với PDCA trong bối cảnh các quyết định cần ra được đưa ra nhanh hơn trong môi trường kinh doanh. Vậy OODA là gì và ứng dụng nó như thế nào?

Observe(Quan sát)
“Quan sát” – step 1 trong vòng lặp OODA không chỉ đơn giản mang nghĩa là nhìn mà đúng hơn thì có lẽ là “thu thập thông tin”. Ở bước quan sát này, chúng ta sẽ tổng hợp các sự kiện thực tại đang xảy ra chẳng hạn như cảm xúc của bản thân, tình thế bản thân đang bị đặt vào, hành động của đối phương, tình thế của đối phương, môi trường, xu hướng thị trường…
Một số ví dụ:

Ví dụ 1: Tôi đang đói. Gần đây có quán ăn nổi tiếng và giờ là 14h.
Ví dụ 2: Người yêu nói “Em đang đang bực mình đây, đừng có mà làm phiền em”. Những lúc bực mình là thường những lúc người yêu không khoẻ.
Ví dụ 3: Món gà rán mới mở bán hôm nay bán được 100 chiếc. Món mới tháng trước trung bình một ngày bán được 300 chiếc.

Orient(Định hướng)
Đây được coi là step quan trọng nhất trong các step của vòng lặp OODA. Ở step này chúng ta dẽ thực hiện tổng hợp, phân tích các dữ liệu đã có được ở step quan sát, kinh nghiệm bản thân, đặc trưng văn hoá hay đặc trưng chủ thể… và từ đó sẽ xây dựng các định hướng. Lý do định hướng được cho là step quan trọng nhất bởi tuỳ thuộc vào định hướng này mà hành động cuối cùng sẽ khác nhau rất nhiều
Trong vòng lặp OODA, point để phán đoán định hướng thành công hay không đó là “Quan tâm đến điểm sau của phán đoán lần trước, hay điểm sai trong phán đoán của người khác”.

Ví dụ 1: Quán thịt chiên xù nổi tiếng gần đây hôm nay chắc chắn có mở hàng.
Ví dụ 2: Hôm nay người yêu không được khoẻ.
Ví dụ 3: Tên quán có thể là không được để ý lắm.

Decide(Ra quyết định)
Ở step 3 này sẽ quyết định làm cái gì cho giai đoạn cuối cùng – Hành động (Action). Ở step này sẽ quyết định là làm gì, nhưng nếu chỉ định hướng ở giai đoạn trước thì chỉ mới quyết định được hướng hành động, vì vậy chúng ta cần đưa ra nhiều phương án hành động có thể nghĩ được. Vì thế, chúng ta sẽ chia quy trình để quyết định hiệu quả làm 3 giai đoạn.


Ví dụ 1: Bây giờ tôi muốn ăn ngon cho no cái bụng hơn là chỉ ăn no nên tôi sẽ đi đến quán thịt chiên xù chứ không đến combini.

(Kết quả mong muốn = Ăn ngon cho no)

Ví dụ 2: Không cố liên lạc gây phiền phức chờ lúc nàng khỏe lại / tìm hành động thể hiện sự quan tâm

(Kết quả mong muốn = Tránh bị ghét / chiếm cảm tình trong lúc nàng đang ốm)

-Ví dụ 3: Tôi tự tin là món ngon, tự tin là nếu khách hàng ăn 1 lần sẽ ăn lại những lần tiếp theo. Vậy nên tôi sẽ thử thay đổi màu sắc và nội dung trên vỏ gói bọc.

(Kết quả mong muốn = Muốn khách hàng ăn một lần)

Ảnh nguồn saga

Act(Hành động)
Step cuối cùng của vòng lặp OODA chính là “Hành động” (ACT). Thực hiện hành động đã quyết định ở step “Quyết định”.

Sau khi step hành động kết thúc thì sẽ bắt đầu vòng lặp OODA lần 2. Ở step “Quan sát” tình hình có thể sẽ thay đổi do bước hành động trước đó, nhưng cũng có thể không thay đổi. Tuy nhiên dù tình hình có thay đổi hay không thay đổi thì nó cũng sẽ là thông tin, yếu tố để xây dựng định hướng tiếp theo. Chính vì vậy, việc quan trọng khi kết thúc vòng lặp OODA lần đầu và bắt đầu vòng lặp OODA lần 2 đó chính là không buồn không vui trước kết quả. Cho dù suôn sẻ hay không thì nó cũng chỉ là thông tin để vận hành vòng lặp OODA tiếp theo, thay đổi cảm xúc để vận hành vòng lặp OODA lần 2. Đó chính là điểm mấu chốt trong step cuối cùng này.

Ví dụ cụ thể:

Ví dụ 1: Đi đến cửa hàng thịt chiên xù.
Ví dụ 2: Mua cháo tà tưa ship đến cho nàng / hỏi han tình trạng sức khỏe của nàng qua người thân hay bạn cùng phòng (tụi con gái sau đó chắc chắn sẽ kể cho nhau)
Ví dụ 3: Đổi vỏ bọc và câu giới thiệu trên đó.

Link tham khảo

https://viblo.asia/p/vong-lap-ooda-la-gi-su-khac-nhau-giua-quy-trinh-pdca-va-ooda-bWrZnEJYKxw

Các bạn biết tiếng Nhật có thể vào link bên dưới để tham khảo và so sánh giữa PCDA và OODA