Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Quan điểm “siêu tranh cãi”: Đạp xe là thảm họa kinh tế đất nước

Một quan điểm gây tranh cãi nhiều năm qua, xuất hiện nhan nhản trên mạng xã hội, về người đạp xe, đi bộ, chạy bộ… đối với nền kinh tế…

Mạng xã hội lưu truyền nhau một đoạn viết được cho là xuất phát từ ông Sanjay Thakrar, giám đốc điều hành Euro Exim Bank Ltd, với quan điểm về những người đi xe đạp.

Đoạn này được tạm dịch như sau:

Giám đốc điều hành Ngân hàng Euro Exim phát biểu khiến các nhà kinh tế suy nghĩ rất nhiều, đặc biệt trong bối cảnh COVID-19:

Người đi xe đạp là thảm họa cho nền kinh tế đất nước: Anh ta không mua ô tô và không mượn tiền mua nó. Anh ta không trả các hợp đồng bảo hiểm, không mua nhiên liệu, không trả tiền cho việc bảo dưỡng và sửa chữa xe cần thiết, không sử dụng bãi đỗ xe trả tiền… Anh ta không bị béo phì.

Đoạn viết được cho là của ông Sanjay Thakrar, giám đốc điều hành Euro Exim Bank Ltd – Ảnh: Internet

Người khỏe mạnh không cần thiết hay có ích cho nền kinh tế. Họ không mua thuốc. Họ không cần đến bệnh viện hoặc bác sĩ. Họ không thêm gì vào GDP của đất nước.

Ngược lại, mỗi cửa hàng McDonald’s mới đều tạo ra ít nhất 30 việc làm, thực tế là 10 bác sĩ tim mạch, 10 nha sĩ, 10 chuyên gia dinh dưỡng, cũng như những người làm việc trong cửa hàng.

Hãy chọn kỹ đi: một người đi xe đạp hay một Mc Donald? Đáng để suy ngẫm”.

Một người phụ nữ đạp xe trên phố Hà Nội – Ảnh minh họa (Thạch Long)

Đoạn viết này sau đó được thêm thắt nhiều tình tiết phụ thuộc vào lĩnh vực mà người viết muốn đề cập.

Dân thể thao thì thêm đoạn: “Bọn đi bộ và chạy bộ còn kinh khủng hơn. Chúng thậm chí không mua xe đạp!”.

Bài viết này lan truyền khắp mạng xã hội suốt từ năm 2020 và hiện vẫn còn “nóng” ở nhiều lĩnh vực. Nhiều người khẳng định đây là tin giả, nhưng cũng nhiều người cho rằng điều đó không quan trọng, mà quan điểm kia mới là thứ làm nhiều người suy nghĩa.

Ở Việt Nam, một số người “phản pháo” quan điểm này. Một người viết: “Ý kiến của ông ấy đúng với xu hướng phát triển của thế giới hiện nay nhưng hậu quả của sự phát triển ấy là môi trường sống bị tàn phá, các nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm khắp mọi nơi, trái đất bị đốt nóng, các cơn bão ngày một lớn hơn, hàng triệu loài thực vật, động vật biến mất, các loại dịch bệnh ngày càng nguy hiểm… và nếu không thay đổi ngay sự phát triển này thì cũng nhanh thôi, đến lượt loài người diệt vong”.

Hoạt động đạp xe quanh Hồ Tây ở Hà Nội – Ảnh minh họa (Thạch Long)

Một người khác thì nói: “Ông này nói thế này là ở Việt Nam thôi! Ở Pháp, khám chữa bệnh không mất tiền, lãi suất tiền gửi ngân hàng không có. Giới thiệu nhau mở tài khoản ngân hàng còn được tặng từ 80-210 euro cho người mở tài khoản và người giới thiệu. 

Chính phủ khuyến khích dân đi xe đạp, ai mua xe đạp chính phủ hỗ trợ 50% giá trị xe. Thiết kế làn đường riêng cho xe đạp! Ở Việt Nam, những người chạy bộ là những người cực giàu, còn những người nghèo, họ đi bộ cả ngày rồi, họ cần gì phải chạy bộ nữa!”.

Là một người yêu chạy bộ, đạp xe… bạn nghĩ gì về quan điểm này?

Theo webthethao.vn