“Quản lý yêu cầu là một cách tiếp cận có hệ thống để tìm kiếm, tài liệu hoá, tổ chức, truy vết sự thay đổi yêu cầu của một hệ thống. – Requirements Management is a systematic approach to finding, documenting, organizing and tracking the changing requirements of a system.” – Rational Software Corporation (Rational Unified Process [RUP])
Quản lý yêu cầu đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu của khách hàng được đáp ứng và cung cấp bằng chứng để biết công việc đã được thực hiện và thực hiện một cách chính xác.
Kế hoạch quản lý yêu cầu (KHQLYC) là tài liệu định nghĩa ra các quy trình, các công cụ, các kỹ thuật được áp dụng vào một dự án cụ thể cho mục đích quản lý yêu cầu cần ban hành (baseline). Mục đích của kế hoạch quản lý yêu cầu là thiết lập và tài liệu hoá, là một cách tiếp cận có hệ thống để khai phá, tổ chức và tài liệu hoá yêu cầu nghiệp vụ của một hệ thống.
Kế hoạch quản lý yêu cầu là:
Hầu hết các công ty phát triển phần mềm có một mẫu chuẩn KHQLYC cho tất cả các dự án, tuy nhiên, nó dùng để tham khảo cho việc phát triển kế hoạch quản lý yêu cầu cho một dự án cụ thể. Vì thế, phạm vi sẽ giúp xác định mục tiêu KHQLYC được sử dụng.
Các phạm vi của kế hoạch quản lý yêu cầu của bạn cần xác định ví dụ như:
Phạm vi của kế hoạch quản lý yêu cầu rất cần thiết để chỉ ra thông tin gì cần tài liệu hoá hoặc không nằm trong phạm vi công việc.
Các điều khoản tiêu chuẩn hoá sẽ giúp nâng cao khả năng đọc yêu cầu bởi vì nó cung cấp các từ vựng phổ biến cho tất cả các yêu cầu. Hãy chắc chắn các điều khoản, các từ viết tắt và cả chữ viết tắt được định nghĩa để công việc tài liệu hoá đúng đắn, và để công việc giao tiếp liên quan đến yêu cầu trở nên dễ dàng. Phần thông tin này cũng có thể tham khảo ở bảng thuật ngữ của dự án. Thông tin này cũng có thể tham khảo ở một cơ sở dữ liệu tập trung của công ty về thuật ngữ.
Mục đích của phần này cung cấp các thuật ngữ thông dụng cho mục đích tham khảo trong tất cả các tài liệu của yêu cầu:
Ở rất nhiều công ty, KHQLYC cần được xem xét và duyệt bởi những người liên quan – thường là quản lý dự án hoặc các vị trí cao hơn (tuỳ thuộc dự án). Do đó, phần này xác định các trách nhiệm của những vai trò liên quan để đạt được sự hỗ trợ và làm rõ trách nhiệm cho dự án. Phần này bao gồm:
Đây là công việc của một nhà quản lý dự án, và trong nhiều trường hợp chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst) sẽ tương tác với quản lý dự án để tạo ra ma trận vai trò và trách nhiệm. Nó cũng là công cụ để phân chia trách nhiệm cho các yêu cầu cần chuyển giao. Nó cũng là dữ liệu đầu vào cho việc phát triển lịch trình của dự án.
Sự thành công của dự án bắt đầu bằng việc phát triển một kế hoạch quản lý yêu cầu rõ ràng.
https://www.apexglobal.com.vn/vi/quan-ly-yeu-cau-mot-chia-khoa-thanh-cong-cho-du-an-2/
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE