Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Scrum Master là ai? Công việc của SM là gì?

Scrum là framework phổ biến nhất khi triển khai các phương pháp Agile trong những dự án phức tạp. Và Scrum Master là một trong ba vai trò chính và quan trọng nhất trong Scrum Framework, bên cạnh Product Owner và Development Team.  Được ví như là PM của dự án, vậy Scrum Master là ai và họ  khác gì với vai trò PM của quản lý dự án thì hãy để PMA giúp bạn tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Scrum master là ai?

Scrum Master là người chịu trách nhiệm cho hiệu quả làm việc của Scrum team, đảm bảo kết quả công việc của không chỉ team mà từng thành viên trong team cũng phải tốt nhất. Họ làm vậy bằng cách thúc đẩy sự giao tiếp và hợp tác giữa các team members, cũng như phát huy tối đa giá trị của Scrum framework trong Scrum team và cả tổ chức (organization). 

Vai trò của Scrum master?

Vai trò chung của một Scrum Master là sử dụng quản lý dự án Agile để hoàn thành tốt dự án, thúc đẩy team và team members làm việc hiệu quả. Vì scrum master có thể làm việc trong nhiều dự án và lĩnh vực khác nhau, do vậy các nhiệm vụ và trách nhiệm của người làm Scrum Master cũng có thể khác nhau.. 

Tùy thuộc vào nơi họ làm việc, họ có thể tự thấy mình đảm nhận vai trò của một người hướng dẫn (facilitator), coach hoặc người quản lý dự án (project manager). Nhiệm vụ của họ sẽ thay đổi và trở nên đa dạng theo từng ngày nhưng thường sẽ bao gồm những công việc sau:

  • Dẫn dắt buổi Daily meeting, các buổi review, hay những cuộc họp liên quan đến dự án,…
  • Giúp đỡ team members hoàn thành công việc 
  • Huấn luyện (Coaching) nhóm về các nguyên tắc scrum và giúp team áp dụng chúng vào thực tiễn tốt nhất
  • Tạo điều kiện mở ra các buổi thảo luận và giải quyết xung đột nếu có
  • Chủ động xác định và giải quyết các vấn đề team đang gặp phải
  • Cập nhật các hoạt động trong quản lý dự án bằng các công cụ theo dõi như burn down chart hay burn up chart.

Sự khác biệt giữa Scrum Master và Project manager

Sự khác biệt cơ bản giữa Scrum master và Project manager là cái họ tập trung làm. Các nhà quản lý dự án họ sẽ tập trung chủ yếu vào kết quả dự án, bao gồm ngân sách, timeline hoàn thành dự án, nguồn nhân lực và giao tiếp giữa team members. 

Trong khi đó, Scrum Master sẽ tập trung chính vào team, làm những công việc để đảm bảo team và từng thành viên trong team đều đạt được kết quả tốt.

Làm thế nào để trở thành Scrum master?

Yêu cầu về học vấn 

Mặc dù không yêu cầu nghiêm ngặt, nhưng hầu hết các công ty đều thích các ứng viên cho vị trí này có bằng đại học quản trị kinh doanh hoặc một lĩnh vực liên quan. 

Tuy vậy, điều này không có nghĩa là phải có bằng đại học thì bạn mới được nhận vào làm tại vị trí Scrum master. Điều quan trọng là bạn phải thành thạo các kiến thức chuyên ngành liên quan đến Scrum, mô hình Agile hay các thuật ngữ chuyên ngành liên quan, có như vậy bạn mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Yêu cầu về kỹ năng

Để đảm nhận tốt vị trí này, bạn nên bước đầu xây dựng cho mình những kỹ năng cơ bản nền tảng sau:

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề để có thể giải quyết những vấn đề phức tạp gặp phải trong các dự án khó
  • Kỹ năng lập kế hoạch nhanh chóng và hiệu quả
  • Kỹ năng giao tiếp để có thể lắng nghe, trao đổi thông tin với team members khi cần thiết
  • Kỹ năng tổ chức giúp bạn quản lý tốt các task, cuộc họp hay nguồn lực của mình.

Yêu cầu về chứng nhận Scrum

Yêu cầu này không hẳn là bắt buộc, tuy nhiên rõ ràng bạn có thể thấy rằng việc có chứng chỉ chứng nhận khả năng của bạn sẽ chứng minh bạn là người có năng lực đảm nhận vị trí này với nhà tuyển dụng.

Và chứng chỉ PSM (Professional Scrum Master) là 1 trong những chứng chỉ phổ biến và uy tín nhất dành cho Scrum master. Thông tin chi tiết về chứng chỉ này, bạn có thể đọc bài viết về chứng chỉ PSM của chúng tôi, còn về cơ bản chứng chỉ này sẽ có 3 mức độ như sau:

  • PSM I: chứng minh mức độ thông thạo cơ bản về Scrum của bạn
  • PSM II: chứng minh kiến thức và khả năng về Scrum ở mức độ nâng cao
  • PSM III: chứng minh được kiến thức và hiểu biết sâu sắc về Scrum, đây cũng là mức độ cao nhất của chứng chỉ này.

Tổng kết

Như vậy, qua bài viết trên đây hy vọng bạn đã có thể hình dung được Scrum master là ai và công việc của họ là gì. Vị trí này ở Việt Nam dường như vẫn còn khá mới mẻ nhưng lại có triển vọng rất lớn để phát triển trong tương lai, do vậy việc rèn luyện để trở thành một Scrum master chuyên nghiệp sẽ giúp ích rất nhiều trong con đường thăng tiến sự nghiệp của bạn sau này.

Bài viết được tham khảo từ trang: https://pma.edu.vn/blogs/scrum-master-la-ai/