Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Sử dụng checklist trong kiểm thử

I. Tổng quan

  1. Checklist là gì? Checklist có nghĩa là một danh sách để kiểm tra các đầu mục về chức năng hoặc nghiệp vụ hoặc các câu hỏi gợi nhớ cần kiểm tra trong một thủ tục hay quy định nhất định. Nó mang tính bao quát, đánh giá được trường hợp đó pass hay fail.
  2. Tại sao chúng ta lại sử dụng checklist trong kiểm thử? ● Để đảm bảo được đầy đủ yêu cầu của khách hàng ● Đảm bảo rằng phần mềm được kiểm tra với mức bao phủ cần thiết ● Giảm bớt việc bỏ sót lỗi của testers ● Việc điền kết quả test nhanh hơn testcases ● Giúp công việc kiểm thử đảm bảo mức độ đúng đắn, chính xác cho phần mềm ● Giúp testers bao quát được vùng kiểm thử ● Tăng cường sự phối hợp giữa các nhóm tham gia khác liên quan tới nhau trong qui trình kiểm thử phần mềm.
  3. Làm sao để xây dựng một checklist Tùy vào tính chất từng dự án mà sẽ xây dựng lên checklist với các tiêu chí test khác nhau ● Nếu khách hàng không quy định và không có mẫu sẵn thì tùy vào từng sự nhìn nhận của mỗi kiểm thử viên sẽ xây dựng checklist phù hợp ● Xác định đối tượng cần tạo checklist ● Tạo các checklist cơ bản thông qua các hiểu biết của bản thân ● Lấy đồng thuận từ các thành viên khác trong nhóm VD 1 mẫu checklist template
  4. Khi nào thì nên dùng tới checklist? ● Khi không có đủ thời gian viết testcases ● Dùng để trainning ● Dùng để xác nhận review trước khi bắt tay vào phát triển testcases
  5. Chúng ta thường dùng checklist ở đâu? ● Với các ứng dụng có chức năng cơ bản, đơn giản, không phức tạp và dễ hiểu ● Với các chức năng hay list công việc phải lặp lại nhiều lần ● Với các ứng dụng, chức năng phức tạp, cần điều kiện, dữ liệu, thao tác chi tiết, cụ thể thì nên viết thành testcases
  6. Ai sẽ sử dụng checklist? ● Những tester có kinh nghiệm dùng để test hoặc đào tạo training những người tester mới ● Các thành viên trong dự án dùng để xác nhận các hạng mục cần phát triển.
  7. So sánh checklist với các dạng khác, ưu và nhược điểm • Ưu điểm:
    • Ngắn gọn, đảm báo tính đúng đắn, chính xác cho phần mềm kiểm thử
    • Giúp tester nhìn thấy rõ và bao quát quy trình kiểm tra
    • Mất ít thời gian phù hợp những dự án có specs thay đổi nhiều, lượng công việc lớn
    • Kết quả phân tích (Tiến độ công việc, tình trạng hoàn thành) là rất dễ dàng
    • Rất linh hoạt (Bạn có thể thêm hoặc bỏ các mục không cần thiết) • Nhược điểm:
    • Việc chọn lọc case sẽ khó khăn nếu không nắm rõ đặc tả phần mềm của hệ thống.
    • Kiểm thử viên cần khả năng nhìn nhận để thực hiện được nhiều case test dựa trên các hạng mục ở checklist
    • Sẽ khó khăn cho những bạn kiểm thử viên mới vì trong checklist không có thao tác rõ ràng.

Tài liệu tham khảo: https://strongqa.com/qa-portal/testing-docs-templates/checklist