Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Sự khác biệt giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng nào quan trọng hơn?

ỹ năng cứng và kỹ năng mềm là tổ hợp những kỹ năng quan trọng và rất cần thiết trong cuộc sống cũng như công việc. Vậy, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm có gì khác nhau, kỹ năng nào quan trọng hơn? Cùng Việc Làm Tốt tìm hiểu trong bài này nhé.

Khái niệm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Kỹ năng cứng là nhóm kỹ năng giúp thực hiện hành động công việc cụ thể. Kỹ năng cứng được phát triển bằng việc học tập tại các trường học, các cơ sở giáo dục và được đánh giá dựa vào bằng cấp, bài kiểm tra hay chứng chỉ như kỹ năng tin học, kỹ năng đánh máy, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng soạn thảo văn bản,…

kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
Kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi người

Kỹ năng mềm là nhóm kỹ năng được trau dồi thông qua hoạt động thực tế chứ không được đào tạo qua trường lớp, chương trình đào tạo cụ thể. Muốn thành thạo kỹ năng mềm thì chỉ có thể rèn luyện hàng ngày, tập luyện thường xuyên như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng quan sát, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nói…

Các loại kỹ năng được chia thành kỹ năng cứng và kỹ năng mềm 

Mỗi loại kỹ năng đều có một vai trò nhất định trong công việc nói riêng và cuộc sống nói chung. Bạn cần hiểu rõ bản chất của từng nhóm kỹ năng để có lộ trình học tập đúng đắn.

Sự khác biệt giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Đây là 2 mảng kỹ năng hoàn toàn khác biệt nhau nhưng đều có tầm quan trọng nhất định trong cuộc sống cũng như công việc. Cụ thể:

Tiêu chí so sánhKỹ năng cứngKỹ năng mềm
Bao gồmSử dụng các ứng dụng, phần mềm
Khả năng ngoại ngữ
Hiểu biết vận hàng máy móc, kỹ thuật
Khả năng tính toán
Khả năng sử dụng phần mềm trong công việc
Kỹ năng đánh máy…
Kỹ năng quan sát
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng nói trước đám đông
Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng tư duy phản biện
Kỹ năng thuyết phục
Kỹ năng xử lý tình huống
Kỹ năng giải quyết vấn đề…
Đánh giáKỹ năng cứng đóng góp khoảng 15 -25% vào sự thành công trong công việc của một ngườiKỹ năng mềm đóng góp khoảng 75% cho sự thành công của một người.
Bản chấtKỹ năng cứng ít thay đổi, có định và khá cứng nhắc.Kỹ năng mềm có sự linh hoạt, dễ dàng tùy biến theo hoàn cảnh, theo tình huống và môi trường.
Phương pháp rèn luyệnKỹ năng cứng rèn luyện thông qua đào tạo chính quy, có chương trình đào tạo bài bản. Để thành thạo một kỹ năng cứng cần thời gian dài học tập lý thuyết  và thực hành thực tế.
Trau dồi kiến thức, lý thuyết chuyên sâu tại các trường Đại học, Cao đẳng, các cơ sở đào tạo dạy nghề, trung tâm nghề chuyên nghiệp.
Ngược lại, kỹ năng mềm được rèn luyện dựa trên nhiều phương pháp khác nhau:
Nếp sống, thói quen và hoàn cảnh sống của mỗi người.
Môi trường sống, con người xung quanh.
Học hỏi từ kinh nghiệm, chia sẻ của những người đi trước.
Rèn luyện thực tế để rút kinh nghiệm cho những lần thực hành tiếp theo.
Nhu cầu học kỹ năng mềm ngày càng cao nên các lớp đào tạo, huấn luyện cũng đã dần xuất hiện với chương trình giảng dạy tâm huyết.
Thước đoĐánh giá bằng chứng chỉ, bằng cấp hoặc các bài test để nhận định Giỏi – Khá – Trung Bình.
Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, năng lực là yếu tố quan trọng trong thước đo kỹ năng cứng.
Kỹ năng mềm không có tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá mà chủ yếu dựa vào cái nhìn, quan điểm của người đi trước hay cấp trên, quản lý.
Kỹ năng mềm thể hiện qua cách sống, cách ứng xử, tương tác cũng như là thói quen hàng ngày, thực hiện và giải quyết các tình huống thực tế.
Đối tượng rèn luyệnDù chỉ đóng vai trò 15 -25% cho sự thành công nhưng bất kỳ ai cũng đều phải học kỹ năng cứng để phục vụ cho công việc.Ai cũng cần rèn luyện kỹ năng mềm. Tuy nhiên ở vị trí khác nhau, công việc khác nhau thì mức độ cần thiết của từng kỹ năng trong nhóm kỹ năng mềm sẽ khác nhau.
Những người làm công việc tương tác nhiều với khách hàng sẽ cần thiết phải học kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng lắng nghe…
Chi phí đầu tưHọc phí đào tạo kỹ năng cứng theo chuẩn chung và có sự điều chỉnh cho phù hợp tại các trường học, cơ sở giáo dục.
Các trung tâm, các chương trình khóa học tư nhân sẽ có sự điều chỉnh học phí tương xứng với kiến thức và cách giảng dạy.
Kỹ năng mềm không đong đo được bằng học phí cụ thể mà được tính bằng thời gian, ý chí học tập để thay đổi bản thân.
Người học được nhiều kỹ năng thì chi phí đầu tư về thời gian sẽ càng nhiều.
Tầm quan trọngKỹ năng cứng là nền tảng, là phương tiện hỗ trợ và duy trì cho công việc tạo nên thu nhập để ổn định cho cuộc sống.Kỹ năng mềm là công cụ để bạn tiến gần hơn với thành công trong sự nghiệp. Là phương tiện để nâng cao hiệu suất, hiệu quả công việc.
Kỹ năng mềm là một yếu tố quan trọng trong CV được nhà tuyển dụng quan tâm. Vì thế, bất cứ ai cũng nên trau dồi kỹ năng mềm cho mình khi có cơ hội để làm bước tiến thành công vững chắc cho công việc và cuộc sống.

Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, kỹ năng nào quan trọng hơn?

Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm khi đặt lên bàn cân so sánh thì rất khó để xác định được bên nào quan trọng hơn. Vấn đề này đến nay vẫn có khá nhiều tranh cãi. Đứng ở góc độ nhà tuyển dụng, họ sẽ ưu tiên tìm kiếm ứng viên có đầy đủ cả hai loại kỹ năng này. 

Mỗi kỹ năng có vai trò khác nhau trong công việc, cuộc sống

Trong cuộc sống, rất khó để phân định bên nào quan trọng hơn bởi nó còn tùy thuộc nhiều vào vị trí của bạn trong xã hội, công việc và vai trò của bạn đang thực hiện thì cán cân sẽ có sự thay đổi.

Kỹ năng mềm được xem là công cụ đòn bẩy kết hợp cùng kỹ năng cứng để tạo sự “thăng hoa” cho một người. Ví dụ: Một nhân viên có chuyên môn cao nhưng chỉ biết làm việc một mình, khả năng kết nối làm việc tập thể không hiệu quả thì sẽ không bao giờ hòa đồng được và họ cũng không thể nào có thể phát triển sự nghiệp của mình đi lên được. Vì thế, ngoài chuyên môn thì các kỹ năng mềm cũng rất quan trọng để tạo ra giá trị của một con người.

Người có kỹ năng mềm tốt sẽ đóng góp rất nhiều vào sự thành công, sự phát triển của doanh nghiệp, của cơ quan, nhất là các công ty hoạt động ngành dịch vụ. Nói vậy cũng không thể gạt đi tầm quan trọng của các kỹ năng cứng trong công việc. Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng đều có vai trò riêng, chức năng riêng để đóng góp vào sự thành công của mỗi người. Vì thế rèn luyện song song cả 2 nhóm kỹ năng là lựa chọn thông minh và hoàn hảo nhất.

Các nhà tuyển dụng rất coi trọng các kỹ năng trong quá trình phỏng vấn

Qua những thông tin trên đây, bạn đọc đã hiểu rõ sự khác biệt của kỹ năng cứng và mềm chưa? Kỹ năng nào cũng quan trọng, không thể nào xác định cái nào quan trọng hơn. Vì thế, để tìm được công việc tốt, lương cao, đãi ngộ hấp dẫn cùng lộ trình thăng tiến tốt thì bạn cần phải học tập và rèn luyện đồng thời cả hai kỹ năng này.

Nguồn: Việc Làm Tốt