Thời sinh viên, đã bao giờ bạn muốn lấy một tấm bằng ngoại ngữ, một chứng chỉ, nhưng tìm học được nửa tiếng rồi lại thôi chưa?
Lúc đi làm, đã bao giờ bạn muốn học một công nghệ mới, một ngôn ngữ mới, nhưng được một vài hôm lại thấy chán nản và muốn bỏ chưa?
Hãy đặt ra những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn cho mình. Hãy nghĩ tới niềm vui mình sẽ có khi đạt được mục tiêu, những buồn bực thất vọng khi không hoàn thành. Sau đó lên kế hoạch và thực hiện mục tiêu đó.
Vô số sách vở đã nói về tầm quan trọng của “mục tiêu”, cho rằng nó là kim chỉ nam thành công. Cá nhân mình lại cho rằng chúng ta đã quá đề cao nó. Đặt ra mục tiêu sẽ đặt áp lực lên bản thân bạn. Khi không đạt được mục tiêu đó, bạn sẽ dễ thấy thất vọng về bản thân. Đặt ra mục tiêu, ta nghĩ rằng mình có thể dự đoán được tương lai, trong khi “thế sự vô thường, đường đời khó đoán”. Cách mà mình tự tạo động lực, ép bản thân tiến bộ, đó là: Thay vì đặt mục tiêu, dồn động lực để thực hiện, hãy xây dựng các thói quen. Chỉ cần gắng sức xây dựng được thói quen tốt, bạn sẽ dần dần đi đúng hướng.
Nếu để đam mê dẫn đường, bạn sẽ cháy hết sức mình vào một công việc nào đó. Rồi sau 1 tuần, 1 tháng, khi đam mê tắt dần, bạn sẽ thấy nản và chán, rồi bỏ dở. Ngược lại, để thói quen dẫn đường, mình luôn bắt đầu mọi việc bằng những bước tiến nho nhỏ, từ từ.
Khi đã thành thói quen, bạn có thể học tập, làm việc dễ dàng, không cần động lực. Điều mình thật sự muốn chia sẻ là “Hãy để đam mê và động lực chỉ đường cho bạn thấy điều bạn muốn làm, chứ đừng để chúng dẫn đường. Chính kỉ luật và thói quen mới là người dẫn đường cho bạn”.
Dần dần, bạn sẽ xây dựng lòng tin vào bản thân – tôi có thể biến mọi chuyện thành thói quen, tôi có thể làm mọi thứ. Mọi thứ chỉ mệt mỏi vào giai đoạn khởi đầu thôi. Khi tất cả đã thành một thói quen, bạn có thể làm những chuyện “cực nhọc, khó khăn” một cách vui vẻ và thích thú.
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE