Get in touch
or send us a question?
CONTACT

TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC – SỨC MẠNH CỦA THÓI QUEN

Thời sinh viên, đã bao giờ bạn muốn làm bài tập, ôn thi ngay nhưng lại bị games, đi chơi, gái gú cảm dỗ chưa?

Thời sinh viên, đã bao giờ bạn muốn lấy một tấm bằng ngoại ngữ, một chứng chỉ, nhưng tìm học được nửa tiếng rồi lại thôi chưa?

Lúc đi làm, đã bao giờ bạn muốn học một công nghệ mới, một ngôn ngữ mới, nhưng được một vài hôm lại thấy chán nản và muốn bỏ chưa?

Nếu câu trả lời của bạn là “Có”, đừng lo, chẳng có gì xấu hổ cả, ngày xưa mình cũng từng như bạn (giờ vẫn vậy). Tuy nhiên, nhờ một vài bí quyết đơn giản, mình đã cảm thấy tự tin, dễ dàng khi học và tiếp thu kiến thức mới, có được một công việc kha khá, cũng như một số tấm bằng kha khá.

certificate

Đăng hình để các bạn khỏi bảo là mình ngồi không chém gió nữa (Tự học nên các bạn đừng nhờ mình tư vấn trung tâm nhé). Bí quyết tạo động lực học của mình không quá phức tạp.

Hãy đặt ra những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn cho mình. Hãy nghĩ tới niềm vui mình sẽ có khi đạt được mục tiêu, những buồn bực thất vọng khi không hoàn thành. Sau đó lên kế hoạch và thực hiện mục tiêu đó.

Bạn đang gật gù: “Ồ, ra là vậy, từ giờ mình sẽ chăm chỉ đặt mục tiêu, chăm chỉ làm theo”. Xin lỗi, đoạn trên mình chém gió đấycái thứ “mục tiêu” sáo rỗng đó chẳng giúp ích cho bạn mấy đâu. Đặt mục tiêu được 1,2 ngày bạn sẽ lại chán và bỏ cuộc cho xem.

Goal-Setting

Vô số sách vở đã nói về tầm quan trọng “mục tiêu”, cho rằng nó là kim chỉ nam thành công. Cá nhân mình lại cho rằng chúng ta đã quá đề cao nó. Đặt ra mục tiêu sẽ đặt áp lực lên bản thân bạn. Khi không đạt được mục tiêu đó, bạn sẽ dễ thấy thất vọng về bản thân. Đặt ra mục tiêu, ta nghĩ rằng mình có thể dự đoán được tương lai, trong khi “thế sự vô thường, đường đời khó đoán”. Cách mà mình tạo tự động lực, ép bản thân tiến bộ, đó là:

Thay vì đặt mục tiêu, dồn động lực để thực hiện, hãy xây dựng các thói quen. Chỉ cần gắng sức xây dựng được thói quen tốt, bạn sẽ dần dần đi đúng hướng.

Nếu để đam mê dẫn đường, bạn sẽ cháy hết sức mình vào một công việc nào đó. Rồi sau 1 tuần, 1 tháng, khi đam mê tắt dần, bạn sẽ thấy nản và chán, rồi bỏ dở. Ngược lại, để thói quen dẫn đường, mình luôn bắt đầu bằng mọi việc những bước tiến nho nhỏ, từ từ.

Bản thân mình định lập blog từ tháng 10 năm ngoái, nhưng ngần ngừ lười viết tới tháng 12 mới làm. Sau khi bắt đầu viết, mình chỉ cố gắng duy trì thói quen ra 2 bài/tuần. Đến bây giờ, mình đã hình thành được thói quen ngồi viết blog mỗi thứ 3 thứ 5. Dù nhiều khi mình không có động lực. cũng chẳng mấy hào hứng khi ngồi vào máy, mình vẫn ngồi xuống và viết, vì nó đã thành một thói quen.

Đơn giản vậy đấy. Mình dễ học công nghệ mới vì luyện được thói quen đọc sách công nghệ, xem video pluralsight. Mình tự học được tiếng Anh vì luyện được thói quen bỏ học AV 2 tiếng mỗi ngày sau khi đi làm về. Khi đã thành thói quen, bạn có thể học tập, làm việc dễ dàng, không cần động lực. Điều mình thật sự muốn chia sẻ là

Hãy để đam mê và động lực chỉ đường cho bạn thấy điều bạn muốn làm, chứ đừng để chúng dẫn đường. Chính kỉ luật và thói quen mới là người dẫn đường cho bạn.

1d4618b

Dần dần, bạn sẽ xây dựng lòng tin vào bản thân – tôi có thể biến mọi chuyện thành thói quen, tôi có thể làm mọi thứ. Tin mình đi, mọi thứ chỉ mệt mỏi vào giai đoạn khởi đầu thôi. Khi tất cả đã thành  một thói quen, bạn có thể làm những chuyện “cực nhọc, khó khăn” một cách vui vẻ và thích thú.

Tái bút: Mình cũng đang muốn tập thói quen dậy sớm mỗi sáng chạy bộ 2 cây số mà đang lười, chắc phải cố gắng thêm. Dù biết là chỉ cần ráng 1 tuần, mọi thứ sẽ thành thói quen nhưng mình vẫn khoái ngủ nướng hơn. Có thể do mình hơi lười vận động chăng?

Lazy-man

Bài viết tham khảo từ các nguồn sau đây. Các bạn nên đọc bản gốc, có nhiều ý khá hay và đáng học hỏi:

http://jamesclear.com/why-is-it-so-hard-to-form-good-habits

http://jamesclear.com/goals-systems

http://zenhabits.net/no-goal/