Khi gặp một vấn đề nan giải, bạn đã thử thay đổi cách nhìn vấn đề để tìm ra giải pháp hay chưa?
Cùng lấy một ví dụ như sau:
Trong tòa nhà chung cư, các khách thuê nhà phàn nàn vì thang máy cũ và đến chậm.
Thông thường có thể đề cập đến các phương pháp giải quyết trực tiếp như sau:
・ Thay luôn thang máy khác
・ Làm tốc độ thang máy nhanh hơn
・ Thay đổi thuật toán điều khiển thang máy
Các phương pháp trên đều giải quyết vấn đề một cách trực tiếp tuy nhiên sau khi đổi thang máy hay làm nhanh tốc độ vv… có thể giải quyết được vấn đề một cách lâu dài hay không?
Dù thang máy mới cũng sẽ có lúc đến chậm, chưa kể đôi khi tài chính hay nhân lực không sẵn sàng để thực hiện giải pháp.
Tuy nhiên, nếu bạn thay đổi quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề, bạn sẽ có thể đưa ra một giải pháp hoàn toàn khác.
Điều mà mọi người phàn nàn là gì? “Thang máy đến chậm, thang máy mãi không tới.”
Nếu thay đổi cách nhìn khác, khách thuê đang phàn nàn vì họ cảm thấy rằng họ phải chờ thang máy rất lâu.
Từ đó phương pháp giải quyết cũng sẽ thay đổi.
Trong ví dụ này, giải pháp “Đặt một tấm gương ở bên cạnh thang máy” đã được thực hiện và các lời phàn nàn đã không còn nữa.
Thường khi tập trung vào điều gì đó, người ta sẽ cảm thấy thời gian trôi nhanh hơn, không có cảm giác phải chờ đợi nữa.
Tương tự như vậy, quầy bán cà phê nhỏ giọt ở các khu vực dịch vụ trên đường cao tốc được lắp đặt màn hình LCD chiếu quảng cáo, thời sự để khách hàng tập trung vào nó đến khi được cafe.
Trường hợp này cũng có cách nhìn và cách giải quyết vấn đề tương tự như trên.
Ngoài ra các cửa hàng ăn uống đông khách thì áp dụng việc phát thực đơn trước cho hành khách chờ, trong thời gian chờ khách hàng cừa có thể quyết định chọn món trước, vừa không có cảm giác thời gian chờ quá lâu.
Như vậy, bằng việc đổi cách nhìn chúng ta đã có thể xoay chuyển vấn đề một cách khéo léo.
Tuy nhiên có nhiều trường hợp, mọi người cố gắng giải quyết vấn đề một cách trực tiếp.
Ở một quốc gia, để ngăn chặn những người nhập cư bất hợp pháp người ta xây lên một bức tường ở biên giới.
Ở một trường học, lãnh đạo quyêt định làm nghiêm các quy định để giải quyết rối loạn kỷ cương.
Trong doanh nghiệp, khi xảy ra một lỗi lớn, họ thành lập ủy ban chấp hành để tăng cường kỷ luật, tránh tái vi phạm sai lầm.
Khi doanh số bán hàng sút giảm trầm trọng, quản lý từ bỏ mục tiêu dài hàn mà hướng tới mục tiêu ngắn hạn để để đủ doanh số.
Dù sao thì bằng những giải pháp trên vấn đề cũng có thể được giải quyết ít nhiều. Tuy nhiên, không khó để tưởng tượng ra rằng sẽ có các vấn đề khác nảy sinh khi áp dụng các giải pháp trên.
Điều quan trọng nhất vẫn là tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề để từ đó giải quyết triệt để.
Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn đồng thời nhiều quan điểm của vấn đề để đưa ra giải pháp hợp lý nhất, triệt để nhất.
Nếu chỉ làm theo quan điểm, suy nghĩ cứng nhắc thì các vấn đề sẽ không dễ dàng được giải quyết. Chúng ta nên nhớ rằng thay đổi quan điểm nhìn và xử lý vấn đề uyển chuyển là rất quan trọng.
20180524 Bài viết tiếng Nhật sưu tầm từ: jecc-kodojin
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE